Gây mê và gây tê gọi chung là phương pháp vô cảm, giúp cho người bệnh không còn đau khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Vậy với những dạng bệnh nào chỉ cần gây tê, còn loại phẫu thuật nào bắt buộc phải gây mê?
Gây mê là phương pháp vô cảm, đưa thuốc mê qua đường tĩnh mạch hay đường hô hấp thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh mất cảm giác toàn thân, thông qua việc gây ngủ, mất ý thức. Gây mê được sử dụng phổ biến ở những cuộc phẫu thuật lớn.
Gây tê là phương pháp vô cảm sử dụng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau nhưng không mất ý thức. Người được gây tê vẫn tỉnh táo, nghe được, nói chuyện được với bác sĩ…
Gây tê dùng trong trường hợp nào:
Các phương pháp gây tê:
Thông thường bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng phương pháp vô cảm phù hợp dựa trên các tiêu chí sau:
Đối với phẫu thuật nhỏ như nhổ răng khôn, đốt bỏ nốt ruồi, mụn cóc, khâu vết thương trên các chi thì quy trình gây mê không cần chuẩn bị nhiều. Riêng phẫu thuật gây tê ngoài màng cứng, hay gây tê tủy sống được chuẩn bị kỹ càng.
Một cuộc gây mê sẽ được chia thành nhiều giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, tỉnh mê. Trong gây mê giai đoạn khởi mê và tỉnh mê cực kỳ quan trọng vì lúc đó người bệnh chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái mê và ngược lại lúc đó có nhiều biến động sinh lý xảy ra nếu người bệnh không được theo dõi kỹ và xử lý kịp thời thì có thể xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Thuốc mê, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ giúp người bệnh ngủ đủ sâu, giảm đau tốt và hoàn toàn bất động để tránh các phản ứng có hại.
Trước ngày phẫu thuật và trước khi bắt đầu gây mê, bác sĩ sẽ thăm khám xem lại tổng trạng bệnh, xem lượng máu trong cơ thể người bệnh có chuyên chở đủ oxy cho cuộc phẫu thuật hay không cũng như đánh giá các chức năng của các cơ quan như tim, gan phổi thận…thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu ổn định, bác sĩ tiếp tục trấn an tâm lý, giải thích tình trạng bệnh và những điều bệnh nhân sẽ trãi qua trong quá trình phẫu thuật và cần tuân thủ và tin tưởng bác sĩ, để cuộc phẫu thuật an toàn.
Người bệnh được đưa thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ vào cơ thể. Lúc này, ekip phẫu thuật chưa phẫu thuật ngay mà phải theo dõi sát tình trạng của người bệnh để sớm xử lý những tai biến có thể xảy ra như: Dị ứng thuốc mê, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp, khó thở…
Khi bệnh nhân đủ độ sâu gây mê để phẫu thuật, lúc này chuyển qua giai đoạn duy trì mê. Suốt giai đoạn này, có thể dùng thuốc mê tĩnh mạch hay thuốc mê hô hấp để duy trì cho người bệnh ngủ đủ sâu, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để người bệnh hoàn toàn không đau và nằm yên để bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Cho đến khi bắt đầu giai đoạn kết thúc cuộc phẫu thuật, khi phẫu thuật viên đóng da thì bác sĩ gây mê mới cho ngưng thuốc ngủ.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển sang khu vực hồi tỉnh hoặc hồi sức tùy theo tình trạng bệnh. Bác sĩ gây mê và điều dưỡng hồi tỉnh sẽ phụ trách theo dõi và chăm sóc, hồi sức người bệnh sau phẫu thuật tại hồi tỉnh. Người trẻ khỏe chỉ cần theo dõi 2 tiếng, bệnh nhân lớn tuổi có thể theo dõi 4 tiếng, người có có bệnh lý tim mạch, hô hấp có thể giữ lại phòng hồi sức đến 6 tiếng hoặc hơn.
Gây mê toàn thân sẽ ảnh hưởng đến độ thức tỉnh, phản xạ của người bệnh trong thời gian 24 giờ. Để đảm bảo an toàn cần, người bệnh cần tuân theo các lưu ý sau:
Với tiêu chí an toàn trong gây mê quyết định sự thành bại của bất cứ ca phẫu thuật nào, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thành lập Trung tâm Gây mê – Hồi sức, Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ để phục vụ các kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau cho người bệnh. Trung tâm ra đời nhằm phục vụ cho tất cả các khoa ngoại như Ngoại niệu, Chấn thương Chỉnh hình, IVF, Sản, Ngoại Tổng quát, Nhi, Tim mạch,… cũng như các thủ thuật ngoài phòng phẫu thuật như nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT – scan, siêu âm)…
Bệnh viện đã xây dựng, chuẩn hóa quy trình gây mê, gây tê và có phác đồ cụ thể theo từng loại bệnh để mang lại độ an toàn cao nhất. Tương lai, hệ thống y tế Tâm Anh sẵn sàng triển khai gây mê cho phẫu thuật tim mở, và tiến tới triển khai gây mê phẫu thuật não tỉnh, một đỉnh cao của gây mê phẫu thuật thần kinh hiện nay.
Đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng sử dụng dịch vụ phẫu thuật sẽ được các bác sĩ gây mê – hồi sức chăm sóc sức khỏe toàn diện cùng với bác sĩ phẫu thuật từ giai đoạn thăm khám tiền gây mê dựa trên tiền sử bệnh lý, cơ địa dị ứng của người bệnh…
Với ưu thế đội ngũ y bác sĩ là chuyên gia đầu ngành, nhiều năm công tác trong lĩnh vực gây mê – hồi sức cùng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình gây mê, theo dõi chỉ số an toàn cho người bệnh trước và sau thực hiện thủ thuật như: Máy gây mê tự động GE Aisys Cs2; bơm tiêm điện TCI kiểm soát nồng độ thuốc trong máu và não chính xác giúp người bệnh ổn định trong lúc mổ, thức tỉnh nhanh; hệ thống monitor 10 thông số giúp theo dõi toàn diện người bệnh từ dấu hiệu sinh tồn cơ bản như mạch, huyết áp, nhiệt độ, hô hấp đến các chỉ số nâng cao như độ sâu gây mê, chỉ số đau, độ giãn cơ…; máy siêu âm Sonosite M – Turbo hướng dẫn gây tê vùng giúp tránh tổn thương thần kinh, bơm tiêm điện PCA giúp người bệnh tự kiểm soát cơn đau của mình, máy thở Drager hiện đại có chế độ thở oxy dòng cao hạn chế phải đặt ống nội khí quản khi chưa cần thiết, máy lọc máu liên tục Prismaflex hỗ trợ lọc bỏ độc chất khi người bệnh suy thận, suy đa cơ quan, sốc nhiễm khuẩn hay ngộ độc thuốc…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH