Khoa Dinh dưỡng Tiết chế

ĐẶT LỊCH HẸN

Thông tin giới thiệuThông tin giới thiệu

Dinh dưỡng tiết chế là một phân khoa của dinh dưỡng học. Phân khoa này có nhiệm vụ xây dựng công thức, khẩu phần và chế độ ăn lành mạnh phù hợp cho người bình thường và khẩu phần bệnh lý cho người bệnh.

Các bác sĩ dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là những chuyên gia về lĩnh vực dinh dưỡng, cùng đội ngũ chuyên viên tiết chế được đào tạo bài bản, quy trình làm việc chuyên nghiệp để đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống an toàn, hợp lý dựa trên thông tin về bệnh sử, nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Đội ngũ y bác sĩ sẽ cùng người bệnh tăng cường dinh dưỡng hỗ trợ, tư vấn chế độ ăn bệnh lý mãn tính liên quan đến dinh dưỡng, phòng ngừa và điều trị thiếu hụt dinh dưỡng…

Trong suốt thời gian qua, phân khoa Dinh dưỡng Tiết chế luôn đóng góp tích cực trong công tác điều trị thông qua các hoạt động: Cung cấp suất ăn bình thường và suất ăn bệnh lý, tư vấn chế độ dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho người bệnh có vấn đề về dinh dưỡng, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau điều trị.

xem thêm

Phương pháp điều trịPhương pháp điều trị

1. Khám và tư vấn cho bệnh nhân ngoại trú 

  • Người bệnh được đo chiều cao, cân nặng và ghi nhận vào hồ sơ bệnh án.
  • Tầm soát nguy cơ dinh dưỡng.
  • Khám và tư vấn chế độ ăn theo độ tuổi, tình trạng sinh lý, nghề nghiệp, bệnh lý liên quan dinh dưỡng.

2. Khám và tư vấn cho bệnh nhân nội trú

  • Người bệnh được đo chiều cao, cân nặng và ghi nhận vào hồ sơ bệnh án.
  • Bác sĩ điều trị điền Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ định chế độ ăn cho người bệnh nội trú trong vòng 36 giờ đầu và ghi vào hồ sơ bệnh án.
  • Cung cấp chế độ ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh (chỉ định chế độ ăn theo mã số; cung cấp suất ăn đúng khẩu phần, đủ chất, đủ lượng, vệ sinh; theo dõi kết quả điều trị; đánh giá lại sau 01 hay 07 ngày tùy nguy cơ dinh dưỡng; giám sát phàn nàn của người bệnh…).
  • Hội chẩn dinh dưỡng khi người bệnh suy dinh dưỡng nặng, chăm sóc cấp 1, có bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng (đái tháo đường, gout, suy tim – gan – thận…) chưa ổn định. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị dinh dưỡng và danh mục thuốc dinh dưỡng, sản phẩm và dung dịch nuôi ăn, xét nghiệm.

3. Thực hiện các quy định an toàn về thực phẩm 

Khoa đảm bảo thực hiện những quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống trong bệnh viện.

  • Bếp ăn: Đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt cơ sở vật chất, nguồn nước.
  • Nhân sự: Thường xuyên khám sức khỏe, vệ sinh tay, nâng cao ý thức.
  • Kiểm soát chất lượng thực phẩm từ như khâu mua hàng, bảo quản, chế biến, phân phối.
  • Luôn lưu mẫu thức ăn.

Khoa thường xuyên tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn trong các trường hợp bệnh đặc biệt liên quan đến dinh dưỡng.

Khoa luôn xây dựng và cập nhật tài liệu truyền thông về dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm cho người bệnh và người nhà. Khi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh và người nhà sẽ được tham gia những buổi giáo dục sức khỏe và hướng dẫn thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm tại bệnh viện.

xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chiến thuật dinh dưỡng giúp người bệnh khỏi loét nặng do tì đè

Ông Hoàng, 90 tuổi, bị loét nặng do nằm lâu, các bác sĩ áp dụng chiến thuật dinh dưỡng theo ba giai đoạn để điều trị cho bệnh nhân thay vì phẫu thuật. TS.BS Vũ Thị Thanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, ông Trần...

Cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng, đi ngoài nhiều lần

Sau khi cắt toàn bộ đại tràng, tắc ruột phải phẫu thuật mở thông, ông Nguyễn Văn Minh (68 tuổi, Hà Nội) đi ngoài 20 lần một ngày. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhờ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp nội khoa, tình trạng đi ngoài của ông...

Ung thư thực quản nên ăn gì, kiêng gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân

Ung thư thực quản có thể làm hẹp thực quản, khiến bệnh nhân khó nuốt, ăn uống kém, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Đối với bệnh nhân ung thư thực quản, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giúp phục hồi sức khỏe. Vì vậy,...

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mất dịch, mất máu nên chế độ ăn rất quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, đặc biệt là bù nước và điện giải. Bệnh nhân ung thư ăn gì sau phẫu thuật để hồi phục nhanh? Ung thư là một bệnh mạn tính, ảnh...

Bệnh nhân đái tháo đường được ăn 6 trái chôm chôm một ngày

Trái chôm chôm có chỉ số đường huyết trung bình, người bệnh được ăn tối đa 6 trái mỗi ngày và chỉ nên ăn trái vừa chín tới. Hạn chế ăn chôm chôm sẫm màu Bác sĩ CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết,...

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ? Top 13 thực phẩm không nên bỏ qua

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ là vấn đề được nhiều người quan tâm vì nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng tăng cao và trẻ hóa. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này, hãy thử tham khảo các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ dưới đây. Đột quỵ...

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Hướng dẫn ăn đúng cách

Khoai lang có lượng calo và chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh đái tháo đường vẫn ăn được. Nhưng ăn khoai lang thế nào mới đúng cách để giữ đường huyết ổn định? Khoai lang với người bệnh tiểu đường BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết -...

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn đa dạng, cân đối các thành phần dinh dưỡng cơ bản, hạn chế trái cây họ cam, quýt, thực phẩm chế biến sẵn, bia, rượu. Ba tôi năm nay (54) tuổi, bị ung thư vòm họng. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi người bị ung thư vòm...

4 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư 

Ăn uống đa dạng, đủ chất, chia làm nhiều bữa nhỏ, không ăn kiêng,… giúp tăng khả năng chống chọi ở bệnh nhân ung thư. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cơ thể tăng sức “chiến đấu” với căn bệnh ung thư. Mất cân bằng dạng thừa (ăn quá nhiều một loại thực...

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn trái vải?

Vải đang vào mùa, loại trái cây này được nhiều người Việt Nam yêu thích. Vải có vị ngọt, liệu người bệnh đái tháo đường có nên ăn hay không? Ăn tối đa 6 trái vải một ngày Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm...

Chuyện gì xảy ra nếu trẻ ăn trứng vào bữa sáng hàng ngày?

Không có hại gì nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao. 10 lợi ích của việc ăn trứng đối với trẻ em Trứng là một loại thực...

Các “siêu thực phẩm” quan trọng cho não bộ trẻ 0-24 tháng

Chế độ dinh dưỡng đủ các vitamin và khoáng chất trong 2 năm đầu cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não, sức khỏe lâu dài của trẻ. Dinh dưỡng 2 năm đầu đời của trẻ quan trọng như thế nào? Theo công bố từ Học viện Nhi khoa Mỹ (American...
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout: Nên ăn gì và kiêng gì?

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM