Chụp X-quang khớp gối là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp tạo ra hình ảnh giải phẫu ở vị trí đầu gối, qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chấn thương hoặc bệnh lý liên quan ở khớp gối. Chụp X-quang khớp gối là kỹ thuật nhanh chóng, dễ dàng và không gây đau đớn.
Nếu bạn đang bị đau, cứng, sưng đỏ… bất thường ở khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang khớp gối để tìm nguyên nhân chính xác của vấn đề mà bạn đang gặp phải. Theo đó, kỹ thuật chụp X-quang khớp gối có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây đau, khó chịu ở khớp gối của người bệnh.
Chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng loại máy có bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến để có thể phát ra các chùm tia X bức xạ cao, xuyên qua cơ thể và tạo ra hình ảnh giải phẫu các bộ phận trên cơ thể con người. Do canxi trong xương có thể hấp thụ nhiều bức xạ hơn nên xương thường được hiển thị rõ nét với màu trắng trên phim X-quang. Các mô mềm, chẳng hạn như cơ, mỡ và các cơ quan khác hấp thụ ít bức xạ hơn, vì vậy chúng có màu xám ở nhiều mức độ khác nhau khi xem trên phim X-quang.
Chụp X-quang khớp gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy chụp X-quang kỹ thuật số để hiển thị các mô mềm và xương bên trong và xung quanh khớp gối của bạn. Các xương bao gồm xương bánh chè, một phần xương đùi và một phần xương ống chân. Một phần của xương bắp chân cũng có thể hiển thị trong kết quả hình ảnh chụp X-quang khớp gối.
Chụp X-quang khớp gối là biện pháp giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp gối thường gặp ở người già, cơ thể đang trong quá trình lão hóa. Tình trạng thoái hóa khớp khiến dịch khớp bị hao hụt, các đầu khớp ma sát với nhau nên sụn khớp sẽ dần bị ăn mòn, khe khớp gối hẹp đi và thậm chí ăn mòn đến xương, làm phá hủy mô xương.(1)
Một ứng dụng thường gặp khác của kỹ thuật chụp X-quang khớp gối là chẩn đoán bệnh lý dây chằng, bao gồm rách đứt dây chằng, giãn dây chằng,… Dây chằng có chức năng giữ xương và khiến khớp gối được ổn định nên nếu mắc các bệnh lý dây chằng thì khả năng vận động của khớp gối cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trật khớp là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở khớp gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trật khớp, chẳng hạn như ngã, va đập hoặc vận động mạnh nhưng sai tư thế,…
Chụp X-quang khớp gối có thể giúp bác sĩ nhận biết chính xác người bệnh có bị trật khớp gối hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào.
Ung thư xương có thể gây tàn phế, mất chức năng chi thể hay thậm chí đe dọa tính mạng. Nếu người bệnh có triệu chứng ung thư xương thì bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang khớp gối cũng như chụp CT, chụp MRI, làm sinh thiết, xét nghiệm máu,… để chẩn đoán bệnh.
Kỹ thuật chụp X-quang khớp gối còn được ứng dụng trong chẩn đoán vô vàn các bệnh lý khác nhau. Ngoài 3 bệnh lý phổ biến kể trên thì chụp X-quang khớp gối còn giúp phát hiện những vấn đề như loãng xương, viêm bao hoạt dịch, viêm tủy xương, tổn thương sụn chêm, hẹp khe khớp, mọc gai xương, tiêu xương, đặc xương dưới sụn,…
Chụp X-quang khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
Người bệnh không cần phải chuẩn bị nhiều trước khi chụp X-quang khớp gối bởi kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn này được diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Để có thể giúp quá trình chụp được diễn ra thuận lợi hơn, người bệnh nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái và đảm bảo không có các mảnh hay thiết bị kim loại trên quần áo của mình. Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh tháo thắt lưng, đồ trang sức hoặc thậm chí phải thay trang phục nếu có chứa kim loại bởi kim loại sẽ hiển thị trên hình ảnh chụp X-quang khớp gối, cản trở việc có được hình ảnh đầy đủ chi tiết.
Trước khi chụp X-quang khớp gối, người bệnh nên thông báo với kỹ thuật viên trong phòng chụp nếu đang mang thai hoặc dự định mang thai. Dù chụp X-quang khớp gối sử dụng một lượng bức xạ tối thiểu, an toàn với người bệnh nhưng vẫn có khả năng thai nhi bị phơi nhiễm tia X. Do đó, thai phụ hoặc phụ nữ có dự tính mang thai nên thông báo với kỹ thuật viên và bác sĩ để cân nhắc xem có cần phải chụp X-quang khớp gối hay không. Nếu việc chụp X-quang khớp gối là khẩn cấp và cần phải thực hiện thì kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh liều lượng tia X cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa việc thai nhi tiếp xúc với bức xạ.
Trước khi chụp, kỹ thuật viên sẽ giải thích quy trình chụp X-quang khớp gối cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về những gì sắp xảy ra, kỹ thuật viên sẽ giải đáp cặn kẽ nhất có thể.
Quá trình chụp X-quang khớp gối tại khoa Chẩn đoán Hình ảnh của bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Người bệnh sẽ được chụp X-quang trong một phòng riêng.
Khi vào phòng chụp X-quang, người bệnh có thể được cấp tạp dề bằng chì để bảo vệ người bệnh khỏi bị nhiễm phóng xạ. Thời gian chụp X-quang khớp gối thường chỉ trong vòng 5 phút.
Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tư thế chụp phù hợp. Tùy theo trường hợp mà người bệnh có thể được yêu cầu đứng, ngồi hoặc nằm. Đôi khi kỹ thuật viên có thể yêu cần người bệnh cong khớp gối theo một tư thế nhất định. Người bệnh cần lưu ý trong suốt quá trình chụp X-quang khớp gối nên ngồi yên, đặc biệt là giữ bất động toàn bộ phần chân của mình bởi bất kỳ chuyển động nào cũng có thể khiến hình ảnh X-quang không được rõ nét.
Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ cần chụp khớp gối của chân bị đau nhưng cũng có trường hợp cần chụp cả 2 bên khớp gối để so sánh, đối chiếu, phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh.
Sau khi thực hiện xong kỹ thuật chụp X-quang khớp gối, kỹ thuật viên trong phòng chụp sẽ kiểm tra hình ảnh chụp được và đảm bảo rằng không có hình ảnh nào bị mờ. Nếu bất kỳ hình ảnh nào chưa rõ nét, kỹ thuật viên có thể yêu cầu người bệnh chụp lại rồi mới mời người bệnh ra khỏi phòng chụp X-quang.
Sau đó, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ kiểm tra phim chụp, giải thích các vấn đề bất thường trên ảnh chụp X-quang và gửi đến bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ lâm sàng sẽ là người trực tiếp giải thích với người bệnh về tình hình sức khỏe hiện tại cũng như phương hướng điều trị phù hợp.
Kỹ thuật chụp X-quang khớp gối không xâm lấn, không gây đau nên sau khi chụp, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường mà không cần phải nghỉ ngơi hay lưu viện theo dõi.
Một vài trường hợp đặc biệt người bệnh cần quay lại bệnh viện chụp X-quang khớp gối sau đó một vài ngày, chẳng hạn như người bệnh đang điều trị chấn thương ở khớp gối và cần theo dõi diễn tiến hồi phục bệnh.
Chụp X-quang là một cách nhanh chóng, dễ dàng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe ở khớp gối. Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn tia bức xạ thì có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, lượng tia bức xạ mà cơ thể hấp thụ khi chụp X-quang khớp gối thường rất thấp, ở mức độ an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai thì tia X có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nên thông báo với kỹ thuật viên để xem xét áp dụng các yếu tố bảo vệ an toàn đặc biệt.
Khi vào phòng chụp X-quang, tùy trường hợp mà kỹ thuật viên sẽ lựa chọn chụp X-quang khớp gối nghiêng hoặc chụp X-quang khớp gối thẳng. Tư thế chụp sẽ khác nhau giữa 2 kỹ thuật này. Cụ thể:
Chi phí chụp X-quang khớp gối tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế thường dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ. Trong đó, chi phí này còn phụ thuộc vào việc người bệnh được chỉ định chụp 1 phim hay 2 phim. Trước khi chụp X-quang khớp gối, bác sĩ sẽ thông báo chi tiết cho người bệnh về chi phí cần trả cho 1 lần chụp.
Có rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ chụp X-quang khớp gối. Trong đó, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một địa điểm được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tại Bệnh viện Tâm Anh có đầu tư hệ thống máy chụp X-quang cao cấp, mới nhất và tiên tiến nhất. Quá trình chụp X-quang diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh không cần phải chờ đợi lâu trước khi chụp. Hình ảnh sau khi chụp vô cùng rõ nét, có thể hiển thị được tổn thương ở khớp gối.
Không chỉ vậy, phòng chụp X-quang tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thiết kế và trang bị chuẩn quốc tế, kỹ thuật viên lành nghề, có kinh nghiệm điều chỉnh mức độ tia X phù hợp nhất và an toàn nhất, tránh các tác hại của tia X-quang với sức khỏe người bệnh.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể dựa trên kết quả X-quang khớp gối để xác định được mức độ tổn thương hay các bất thường, bệnh lý khớp gối. Từ đó đưa ra phương hướng phù hợp, hiệu quả và tối ưu nhất.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Chụp X-quang khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Kỹ thuật này không gây đau nên nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh lý khớp gối nào hoặc nếu bị chấn thương khớp gối, người bệnh không nên chần chừ mà hãy thực hiện chụp X-quang khớp gối để sớm phát hiện bất thường và tìm được phương hướng điều trị thích hợp.