Để phòng ngừa hẹp tắc mạch máu tim, nhiều người đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và được chỉ định siêu âm tim và ECG, tuy nhiên do kỹ thuật có thể dương tính giả (xét nghiệm dương tính nhưng không có bệnh mạch vành) hoặc âm tính giả (xét nghiệm âm tính nhưng có bệnh mạch vành). Vì vậy với các trường hợp có nguy cơ cao bệnh mạch vành thì nên cân nhắc chụp CT tim chẩn đoán và loại trừ bệnh mạch vành và bệnh lý tim mạch khác (sau đây gọi là CT tim hoặc CT mạch vành).
Trong đó CT tim đã chứng minh có nhiều ưu thế với độ nhạy (khả năng phát hiện bệnh mạch vành) cao, trên 90%, cũng như độ đặc hiệu, độ chính xác chẩn đoán bệnh mạch vành cao và loại trừ gần như 99% bệnh mạch vành. Vậy, phương pháp này giúp kịp thời phát hiện các bất thường tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim), từ đó sớm có biện pháp điều trị nội khoa tối ưu hoặc can thiệp xâm lấn ra sao?
Chụp CT tầm soát đột quỵ tim có chính xác hay không? Kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim diễn ra như thế nào? Chi phí có đắt không? Khi chụp CT tim mạch thì cần lưu ý những gì?… Đây là những thắc mắc mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi được chỉ định chụp CT tim tầm soát đột quỵ. Trên thực tế, chụp CT tim là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh thiết thực và hiệu quả cho những bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, có nguy cơ đột quỵ tim cao.
Đột quỵ tim được hiểu là tình trạng người bệnh thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim khiến mô cơ tim bị hoại tử, không còn hoạt động và dẫn đến người bệnh bị đột tử. Thông thường, đột quỵ tim xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp (do xuất hiện cục máu đông, bị dị dạng động mạch bẩm sinh, xơ vữa động mạch, bóc tách động mạch chủ,…) và ngừng tim (do cơ tim giãn to bất thường, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, tắc nghẽn mạch máu tim…).
Kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim là một trong các biện pháp kiểm tra sức khỏe tim mạch phổ biến, giúp sớm phát hiện các bất thường ở mô tim. Từ đó, chẩn đoán nguy cơ đột quỵ tim và điều trị các bất thường, duy trì sức khỏe tim mạch ở mức tốt nhất.
Để tầm soát đột quỵ tim, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT tim (hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính tim). Việc này cũng giúp kiểm tra các bệnh lý tim mạch nói chung. Chụp cắt lớp tim giúp bác sĩ có thể đánh giá được lòng mạch vành, vị trí và mức độ của các mảng bám trên động mạch vành. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể khảo sát và cho ra hình ảnh trực quan, rõ nét ở cả những động mạch có đường kính nhỏ trên dưới 1mm.
Chụp CT tim có thể chẩn đoán được nhiều bệnh tim mạch khác nhau như cơ tim phì đại, các vấn đề ở van tim, tắc hẹp động mạch do các mảng xơ vữa, bệnh động mạch vành, khối u bất thường ở tim…(1)
Hiệu quả của kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim là vô cùng cao. Thông qua kỹ thuật chụp CT, bác sĩ có thể đánh giá chính xác được sức khỏe tim mạch, “bắt bệnh” và có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phòng tránh các bệnh lý tim mạch trở nặng và dẫn đến đột quỵ.
Những người nào thì cần chụp CT tầm soát đột quỵ tim? Có phải ai cũng nên thực hiện chụp CT tim để phòng ngừa đột quỵ hay không? Theo đó, các đối tượng nên thực hiện chụp CT tim là những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, động mạch vành, chẳng hạn như:
Mặc dù việc chụp CT tầm soát đột quỵ tim là rất cần thiết, tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định thay thế một phương pháp khác. Dưới đây là những trường hợp có thể cần chống chỉ định chụp cắt lớp tim:
Quy trình thực hiện kỹ thuật chụp CT tim như thế nào, có lâu không, có đau không,… là điều mà nhiều người bệnh quan tâm khi được chỉ định chụp CT tim nói chung và chụp CT tầm soát đột quỵ tim nói riêng.
Theo đó, quy trình này được chia làm 3 giai đoạn:
Trước khi chụp CT tim, người bệnh sẽ được tiêm thuốc cản quang để có thể nhuộm trắng” khu vực kiểm tra. Từ đó, cấu trúc tim mạch sẽ giúp các cấu trúc bên trong hiển thị rõ ràng hơn trên màn hình để việc chẩn đoán bệnh được dễ dàng hơn.
Trước khi tiêm thuốc phản quang và thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ tim, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong khoảng 1-2giờ, không cần phải nhịn ăn 4-6 giờ như trước tiêm thuốc cản quang thế hệ cũ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Ở giai đoạn chuẩn bị trước khi bước vào phòng chụp CT, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn thay trang phục, sử dụng áo choàng của bệnh viện để hỗ trợ việc chụp CT diễn ra nhanh và suôn sẻ hơn. Trong lúc này, bạn cũng sẽ được yêu cầu tháo bỏ toàn bộ phụ kiện hoặc đồ trang sức làm bằng chất liệu kim loại (kể cả răng giả hay kính).
Kỹ thuật viên trong phòng chụp CT cũng sẽ hướng dẫn bạn về quy trình, thao tác cũng như mục đích của việc chụp CT tầm soát đột quỵ tim để bạn có thể yên tâm hơn.
Khi vào phòng chụp, bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn máy chụp CT. Sau đó, kỹ thuật viên đi vào phòng điều khiển. Tại đây, họ vẫn có thể quan sát được bạn và có thể nghe toàn bộ những gì bạn nói thông qua hệ thống liên lạc cục bộ.
Tiếp đến, hệ thống máy sẽ từ từ đưa bạn vào sâu bên trong máy và tiến hành chụp, tạo ra hình ảnh về những lát cắt mỏng xung quanh vị trí tim của bạn. Trong suốt quá trình chụp diễn ra khoảng 3-5 phút, bạn sẽ được yêu cầu nằm yên, nín thở. Khi máy hoạt động, bạn có thể nghe những âm thanh lách cách hay tiếng vo ve xung quanh mình. Lúc này, bạn nên duy trì tư thế nằm yên như được hướng dẫn để hình ảnh chụp CT tầm soát đột quỵ tim được chính xác nhất.
Khi quá trình chụp CT kết thúc, bạn sẽ được thay lại trang phục bình thường và ngồi chờ kết quả. Hình ảnh sẽ được gửi đến bác sĩ X quang để có thể xem xét, chẩn đoán tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Vì trước khi chụp CT tầm soát đột quỵ tim có sử dụng thuốc phản quang nên bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi nhẹ,… Những triệu chứng này sẽ kết thúc trong vòng vài giờ.
Sau khi chụp CT, nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm hoặc tư vấn phương pháp điều trị nhằm đảm bảo điều trị bệnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tránh bệnh diễn tiến nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tùy theo cơ sở y tế, thiết bị máy móc,… mà chi phí cho một lần thực hiện kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim cũng sẽ khác nhau. Chi phí có thể dao động từ 1.000.000 cho đến 4.000.000/lần chụp.
Nếu bạn lựa chọn tầm soát bệnh tim mạch và đột quỵ tim thông qua phương pháp chụp CT tại các bệnh viện hay cơ sở y tế lớn, uy tín, máy móc hiện đại thì chi phí thường sẽ cao hơn. Nhưng đổi lại bạn sẽ được sử dụng máy chụp cắt lớp hiện đại, giúp phát hiện những bất thường nhỏ nhất, cho ra hình ảnh rõ nét…. Những bác sĩ giỏi chuyên môn thường cũng sẽ giàu kinh nghiệm trong việc đọc kết quả, chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh chụp CT chính xác hơn. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện hay cơ sở y tế có gói chụp CT tầm soát đột quỵ tim cũng như các dịch vụ chụp CT chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Bạn nên tìm đến những địa điểm uy tín để thực hiện tầm soát.
Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống chụp CT 768 lát cắt hiện đại bậc nhất. “Siêu cỗ máy” này có khả năng chạy 768 lát cắt trong một vòng quay, tốc độ chụp lên đến 458mm/s, độ phân giải thời gian vật lý chỉ 75ms, rút ngắn thời gian chụp và giảm tối đa liều tia X khi chụp.
Ưu điểm của máy chụp CT 768 lát cắt chính là có thể khảo sát mạch vành không phụ thuộc vào nhịp tim, người bệnh cũng không cần phải nín thở nên phù hợp với nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là bệnh nhân nhi, người cao tuổi, người bệnh cấp cứu,…
Kết quả sau khi chụp bằng máy hụp CT 768 lát cắt cũng được đọc tự động nên tính chính xác cao, tiết kiệm thời gian cho bác sĩ và người bệnh.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và tim mạch, hỗ trợ phát hiện đúng bệnh, có hướng điều trị hiệu quả khi bạn thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ tim và các bệnh tim mạch.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim là một trong những giải pháp hiệu quả để sớm phát hiện ra các bệnh tim mạch, kịp thời can thiệp nếu có các bất thường, phòng ngừa đột quỵ gây tử vong. Theo đó, mỗi năm một người bình thường, đặc biệt là người có nguy cơ cao, nên thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ tim 1-2 lần để bảo vệ sức khỏe.