Ở người bình thường như nam giới, phụ nữ không mang thai… thì nồng độ beta hCG luôn nhỏ hơn 5 IU/l. Vậy chỉ số hCG cao có ý nghĩa gì? Nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận chỉ số hCG cao thì nguy hiểm không? Ở trường hợp nào, người bệnh cần phải tiêm hCG?
Hormone hCG (human chorionic gonadotropin) được sản xuất bởi nhau thai và có vai trò trong hỗ trợ việc mang thai nên còn gọi là hormone thai kỳ. Cụ thể, khi thụ thai, trứng sau thụ tinh di chuyển qua ống dẫn trứng đến làm tổ ở tử cung, điều này kích hoạt nhau thai hình thành và bắt đầu sản xuất, giải phóng hCG vào máu và nước tiểu. Sự xuất hiện của hCG giúp niêm mạc tử cung ở thai phụ dày lên, hỗ trợ phôi thai đang phát triển và điều chỉnh cơ thể ngừng rụng trứng (ngừng chu kỳ kinh nguyệt) để thai được làm tổ an toàn. (1)
Ngay khi trứng thụ thai làm tổ, nồng độ hCG bắt đầu tăng nhanh, gần như tăng gấp đôi sau mỗi 3 ngày. Hormon hCG được tìm thấy trong nước tiểu hoặc máu của thai phụ khoảng 10 – 11 ngày sau thụ thai. Nồng độ hCG tiếp tục tăng cho đến khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ. Nồng độ hCG cao nhất vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó giảm dần và ổn định suốt thai kỳ.
Nồng độ hCG bình thường theo tuần trong thai kỳ:
Các tuần kể từ kinh nguyệt cuối cùng | Mức hCG (mIU/mL) |
3 | 5 – 50 |
4 | 5 – 426 |
5 | 18 – 7.340 |
6 | 1.080 – 56.500 |
7 – 8 | 7.650 – 229.000 |
9 – 12 | 25.700 – 288.000 |
13 – 16 | 13.300 – 254.000 |
17 – 24 | 4.060 – 165.400 |
24 – 40 | 3.640 – 117.000 |
Sau sinh 4-6 tuần, nồng độ hCG trong cơ thể sản phụ sẽ trở về chỉ số bình thường như trước khi có thai là <5 mUI/ml. |
Chỉ số hCG cao là khi kết quả xét nghiệm hCG có nồng độ cao hơn 5mUI/ml như người bình thường, riêng thai phụ, chỉ số hCG cao nếu các thông số vượt trong khoảng giới hạn cho phép ở mỗi tuần của thai kỳ (nêu ở bảng trên).
Khi nhau thai bắt đầu tạo ra hormon hCG, nó sẽ kích hoạt cơ thể thai phụ tạo ra nhiều hormone estrogen và progesterone hơn. Cả 3 loại hormone này giúp làm dày niêm mạc tử cung, báo hiệu cơ thể thai phụ ngừng rụng trứng để bảo vệ thai nhi. Sự cân bằng chính xác của ba loại hormone này sẽ duy trì và hỗ trợ quá trình mang thai được an toàn.
Bác sĩ theo dõi chỉ số hCG cao hay thấp để sớm phát hiện những bất thường, đưa ra những hướng xử trí phù hợp cho thai phụ và em bé. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ hCG của thai phụ tăng nhanh hay chậm như thế nào trong thời kỳ đầu mang thai để theo dõi thai kỳ và thai nhi đang phát triển ra sao.
Nồng độ beta hCG ở phụ nữ không mang thai và nam giới luôn nhỏ hơn 5 IU/l. Do đó, kết quả xét nghiệm beta hCG trong nước tiểu hay trong máu ở nhóm đối tượng này thường âm tính, còn ở thai phụ thì dương tính. Vậy chỉ số hCG cao có nguy hiểm không? Có khi hCG tăng cao do tính tuổi thai không chính xác hoặc đôi khi đó là biểu hiện bất thường của của thai kỳ hay một bệnh lý nào đó. Ở người bình thường, kết quả dương tính ở nhóm đối tượng này có thể do đang mang trong mình khối u (lành tính hay ác tính) hoặc bệnh lý nào đó gây ra.
Một kết quả xét nghiệm hCG được gọi là cao cần thực hiện nhiều lần cho chính xác. Cụ thể, sau lần xét nghiệm đầu tiên, nếu chỉ số hCG cao thì người bệnh nên thực hiện tiếp vài lần nữa, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày.
Tuổi thai được tính từ ngày có kinh đầu tiên của đợt kỳ kinh cuối trước khi mang thai. Nếu thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ rõ ngày kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi có thai sẽ dễ tính sai tuổi thai. Tính tuổi thai không chính xác thì kết quả xét nghiệm chỉ số hCG có thể cao do em bé đang rơi vào tuần thai thực tế cao hơn tuổi thai mà mẹ bầu dự tính.
Đa thai là hiện tượng thai phụ mang cùng lúc từ 2 thai trở lên và các thai đang phát triển trong tử cung của người mẹ. Để xác định đa thai, ngoài việc xét nghiệm hCG, thai phụ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm và các phương pháp thăm dò khác, phối hợp với siêu âm. So với thai phụ mang đơn thai thì phụ nữ mang nhiều thai cùng lúc sẽ xuất hiện các triệu chứng thai kỳ nặng hơn như: thai nghén, ngực đau nhiều hơn, tăng cân nhanh hơn và nồng độ hCG cũng tăng cao hơn khoảng 30% – 50%.
Thai trứng không phải là bào thai thực sự, chứa khối u lành tính nhưng có khi là khối u ác tính. Đây là bệnh lý của nhau thai, trong đó một phần hay toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa. Nguyên nhân gây ra thai trứng do lớp tế bào nuôi có trong nhau thai phát triển bất thường, tạo thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau như chùm nho. Khi bị thai trứng, nồng độ hCG trong cơ thể tăng rất cao, có khi trên 30.000 mUI/ml.
Việc chỉ định xét nghiệm nồng độ hCG là một trong những phương pháp theo dõi sự đáp ứng sau điều trị thai trứng. Sau đó, người bệnh có thể tiếp tục xét nghiệm hCG định kỳ suốt 2 năm để đảm bảo sức khỏe thật sự ổn định và không xuất hiện các biến chứng do thai trứng gây ra.
Trẻ bị Down do sự bất thường của nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào, dẫn đến thừa một nhiễm sắc thể số 21. Bệnh khiến trẻ sơ sinh có thể khuyết tật về trí tuệ, não nhỏ, vóc dáng thấp, khuôn mặt bất thường với đặc trưng người bệnh Down. Bệnh được xác định chẩn đoán bằng nhiễm sắc thể. Tỷ lệ mắc hội chứng Down trung bình khoảng 1/700 trẻ sinh ra, bệnh có nguy cơ gia tăng khi tuổi mẹ mang thai tăng lên.
Nếu thai phụ mang thai lúc 20 tuổi, tỷ lệ em bé có nguy cơ bị bệnh là 1/2000 số ca sinh; mẹ mang thai lúc 35 tuổi thì nguy cơ con bị Down là 1/365; mẹ ở tuổi 40 thì tỷ lệ con bị Down tăng lên 1/100. Khi thai nhi mắc bệnh Down, nồng độ hCG trong máu của thai phụ tăng mạnh, trong khi lượng AFP lại giảm.
Việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đều có thể cho ra kết quả về nồng độ hCG. Tuy nhiên, xét nghiệm máu chính xác hơn xét nghiệm nước tiểu vì có thể phát hiện lượng hCG ở mức nhỏ hơn. Riêng xét nghiệm máu có 2 loại khác nhau để phát hiện hCG. Cụ thể, với xét nghiệm định tính chỉ có thể phát trong máu có hCG hay không. Với xét nghiệm định lượng (hoặc xét nghiệm beta) nhằm đo được lượng hCG có trong máu là bao nhiêu. Kết quả tính nồng độ beta hCG bằng đơn vị mili-quốc tế trên một ml máu (mIU/mL).
Nếu kết quả khám thấy nồng độ hCG tăng quá cao, trước hết bác sĩ sẽ phối hợp siêu âm, xem xét thai phụ đang mang thai ở tuần thứ mấy của thai kỳ, sức khỏe của mẹ và thai nhi có đang bị ảnh hưởng hay không. Với người không mang thai, dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định thêm các xét nghiệm, phương pháp thăm dò để xác định cụ thể tình trạng bệnh đang có nguy cơ mắc.
Khi nhận kết quả xét nghiệm có nồng độ hCG tăng quá cao, người bệnh cần bình tĩnh, tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bởi hiện nay, hệ thống BVĐK Tâm Anh có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm, máy móc, phương pháp điều trị cá thể hóa nên người bệnh an tâm điều trị.
Tất cả mọi người đều có sẵn hormone hCG trong cơ thể nhưng chỉ một lượng nhỏ, ở mức gần như không thể phát hiện ra. Với phụ nữ mang thai, nồng độ hCG tăng nhanh và đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ. Với những người bình thường có nồng độ hCG cao có thể đang mang khối u tế bào mầm hoặc các bệnh ung thư khác thúc đẩy cơ thể sản xuất hCG.
Phụ nữ có thai thường được kiểm tra nồng độ hCG ít nhất 1 – 2 lần trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Để đánh giá nồng độ hCG, người bệnh sẽ được xét nghiệm tuần tự cách nhau vài ngày và so sánh các mức độ khác nhau ở các giai đoạn. Ví dụ, với phụ nữ mang thai, xét nghiệm nồng độ hCG để kiểm tra khả năng thai nhi bị rối loạn bẩm sinh hay không.
Trong điều trị hiếm muộn, việc tiêm hormone hCG gây rụng trứng, có thể làm tăng khả năng mang thai trong quá trình điều trị IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) hoặc IUI (thụ tinh nhân tạo). Để sớm xác định khả năng mang thai, người bệnh sẽ được theo dõi nồng độ hCG để xem thai đậu hay không.
Ở bé trai có tinh hoàn lạc chỗ, một số trường hợp trẻ được tiêm hCG để kích thích tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống đúng vị trí ở vùng bìu.
Hormone hCG không chỉ được tiết ra từ nhau thai mà còn được sản xuất do bị một số dạng khối u, đặc biệt là khối u từ buồng trứng hoặc tinh trùng. Do đó, ở một người không có thai nhưng kết quả xét nghiệm máu có nồng độ hCG tăng cao cần kiểm tra một số bệnh lý như:
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Trung tâm Xét nghiệm và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh liên tục bổ sung những máy móc hiện đại nhất để người bệnh được chẩn đoán bệnh nhanh chóng – chính xác – kịp thời – hiệu quả khi đến khám chữa bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh không chỉ có đa dạng phương pháp xét nghiệm, điều trị những bệnh lý liên quan đến nồng độ beta hCG tăng cao mà còn có đầy đủ máy siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Đặc biệt, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, với đầy đủ các chuyên khoa Xét nghiệm, Hiếm muộn, Sản Phụ khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Nam khoa… sẽ giúp người bệnh an tâm điều trị.
Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2, hiện đại nhất thế giới như:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Việc xét nghiệm chỉ số hCG không chỉ quan trọng với thai phụ mà ngay cả những người có bệnh lý tiềm ẩn khác. Việc ghi nhận chỉ số hCG cao hay thấp, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định, theo dõi sức khỏe và hướng xử trí kịp thời, nhất là những phụ nữ đang được hỗ trợ sinh sản. Do đó, nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe có thể đến Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản để những bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên gia hàng đầu tư vấn, thăm khám kỹ càng.