Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Chăm sóc bệnh nhân COPD cần lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, làm sao để hạn chế đợt cấp của bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ trầm cảm do COPD gây ra.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD (Chronic obstructive pulmonary disease), là một bệnh phổi mạn tính đặc trưng bởi luồng khí thở trong phổi bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các phân tử khí độc hại, thường là từ khói thuốc lá. (1)
Triệu chứng của bệnh COPD giai đoạn đầu có thể bao gồm:
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể trải qua các đợt cấp, trong đó các biểu hiện trên có thể trở nên tồi tệ hơn so với sự thay đổi thông thường hàng ngày.
Khi xuất hiện các biểu hiện ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng những cơn ho, khạc đờm là bệnh bình thường nên không đi khám. Không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh COPD sẽ tiếp tục tiến triển nặng lên đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Ban đầu, khó thở thường chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức, càng về sau càng xuất hiện thường xuyên hơn. Đến giai đoạn cuối cùng, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh COPD có thể gây ra một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng. (2)
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn nặng sẽ gặp tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, dẫn tới hiện tượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí này tích tụ tăng lên sẽ làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi, hình thành các bóng kén khí và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi, gây ra tràn khí màng phổi. Người bệnh có thể bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng này không được điều trị sớm.
Các tổn thương ở phế quản và phế nang càng nhiều sẽ càng khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi tăng. Tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng suy tim phải, thậm chí là suy tim toàn bộ.
Người bệnh COPD mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thời gian sống giảm hơn bình thường, bệnh càng ở giai đoạn nặng thì thời gian sống càng ngắn. Thống kê cho thấy khoảng 30% bệnh nhân COPD tử vong vì suy hô hấp cấp và mạn tính, 13% tử vong vì suy tim. Các nguyên nhân gây tử vong khác là nhiễm trùng hô hấp, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi, nhồi máu phổi.
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có thể bị tàn phế hô hấp, tình trạng khó thở và mệt cơ sẽ làm giảm khả năng vận động.
Thậm chí, người bệnh COPD có thể bị tàn phế về mặt xã hội. Người bệnh có cảm giác như bị tách biệt khỏi xã hội, các sinh hoạt thường ngày phải phụ thuộc người khác. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Ước tính khoảng 60% các bệnh nhân COPD có chỉ định thở oxy dài hạn, cần thở oxy từ 15 – 18 giờ/ngày, càng làm gia tăng tình trạng trầm cảm.
Đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gây ra khó thở thường xuyên, nên việc ăn uống ở người mắc bệnh này thường khó khăn. Người bệnh có xu hướng ăn ít hơn bình thường, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% bệnh nhân COPD có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau. (3)
Suy dinh dưỡng kéo dài ở người bệnh COPD sẽ dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng chống chọi với các vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó dẫn tới các đợt cấp, làm bệnh tiến triển nặng thêm. Ngược lại, người bệnh COPD nếu ăn uống quá nhiều cũng không tốt, có thể gây tăng CO2 máu, thừa cân, béo phì…
Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là rau củ giàu vitamin A, E, C. Trái cây tươi, rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm dễ sinh hơi. Đó là hành tây, gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt… Chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, trong khi đó thức ăn dễ sinh hơi sẽ gây trướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, trào ngược, sặc.
Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, càng ít vận động, cơ bắp càng có nguy cơ yếu dần và khó thực hiện ngay cả những vận động đơn giản hàng ngày. Do đó, người bệnh COPD nên thực hiện đều đặn các bài tập vận động đơn giản để tăng cường sức khỏe. (4)
Nhiều người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị khó thở khi làm những công việc đơn giản như vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, người nhà nên để người bệnh tự làm vệ sinh cá nhân nếu có đủ sức khỏe, việc này giúp họ cảm giác thoải mái, dễ chịu, đặc biệt là cảm giác tự chủ, không lệ thuộc vào người khác.
Để giúp người bệnh COPD quản lý toàn diện, hiệu quả bệnh, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội thành lập Câu lạc bộ người bệnh hen suyễn, COPD. Tại đây, thông qua các buổi sinh hoạt CLB định kỳ, người bệnh sẽ được các bác sĩ trực tiếp hướng dẫn về vấn đề dùng thuốc, cách ăn uống, cách vận động và tập các bài tập phục hồi chức năng phổi. Ngoài ra người bệnh cũng được tham gia group online để tiện trao đổi, lắng nghe tư vấn từ bác sĩ bất cứ lúc nào, nhờ đó quản lý bệnh tốt hơn.
COPD là căn bệnh mạn tính kéo dài cho đến suốt quãng đời còn lại kể từ khi phát hiện bệnh. Do đó, người bệnh cần biết cách thay đổi thói quen, sắp xếp công việc, bố trí đồ đạc trong nhà, tiết kiệm năng lượng, kiểm soát bệnh để giúp cuộc sống sinh hoạt thường ngày dễ dàng, thuận lợi hơn, qua đó giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, chất lượng cuộc sống tốt.
Khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội được dẫn dắt bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực hô hấp là GS.TS.BS Ngô Quý Châu, – Cố vấn chuyên môn, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, và PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh – Trưởng khoa đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam. Các bác sĩ đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, COPD, lao phổi, giãn phế quản… với phác đồ điều trị kết hợp toàn diện giữa dùng thuốc và phục hồi chức năng phổi.
Các bác sĩ cũng làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu có độ khó cao như sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính, nội soi sinh thiết màng phổi… chẩn đoán chính xác các bệnh lý phổi, góp phần điều trị hiệu quả, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Khoa được đầu tư hệ thống thiết bị chẩn đoán hiện đại như máy đo chức năng hô hấp, máy đo đa ký hô hấp Alice NightOne, máy đo đa ký giấc ngủ SOMNOtouch™ PSG, ống nội soi phế quản ống mềm Olympus – Nhật Bản… Hệ thống phòng bệnh nội trú tiện nghi, hiện đại, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tận tâm giúp người bệnh hô hấp được chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Để liên hệ đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh lý hô hấp với các chuyên gia đầu ngành tại khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về chăm sóc bệnh nhân COPD. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động và tập luyện lành mạnh, khoa học kết hợp các biện pháp nâng cao đời sống tinh thần sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định thể trạng, giảm tần suất mắc các đợt cấp của bệnh, từ đó giảm gánh nặng lên sức khỏe và kinh tế, giúp người bệnh sống khỏe, sống lâu.