//= SITE_URL ?>
Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, áp xe quanh amidan, tắt nghẽn đường thở, viêm cầu thận cấp, thấp tim… mức độ nguy hiểm của biến chứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như biến chứng đó là gì, tình hình sức khỏe người bệnh, thời điểm phát hiện và bắt đầu điều trị. Nhưng nhìn chung, các biến chứng của amidan thường nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Theo bác sĩ THS. BSNT. Phạm Thái Duy, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng bệnh có thể từ rất nhẹ như vướng họng, tiết đàm nhớt đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Các amidan được cấu tạo bởi mô bạch huyết và là một thành phần của vòng Waldeyer cùng với các VA. Chúng đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ quan trọng, giúp chống lại các mầm bệnh qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa bằng cách cung cấp hàng rào miễn dịch ban đầu đối với sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ miễn dịch, amidan có thể bị viêm. Lúc này, nó không những không thể bảo vệ cơ thể mà còn trở thành ổ bệnh. Từ đây, nhiễm trùng amidan có thể lan rộng tới các khu vực kế cận và gây ra nhiều biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân.
Theo bác sĩ Phạm Thái Duy, viêm amidan thông thường không nguy hiểm, cho đến khi xảy ra biến chứng, nhất là có nguyên nhân từ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Một trong những triệu chứng báo hiệu sắp xảy ra biến chứng nghiêm trọng cần cảnh giác như khó nuốt, nuốt đau, khó thở tăng dần, khít hàm và sốt cao.
Đôi khi để phát hiện được các biến chứng amidan thì cần kết hợp thêm các xét nghiệm hoặc chẩn đoán khác. Xét nghiệm máu toàn bộ để đánh giá bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và chụp CT-scan ở những bệnh nhân có dấu hiệu sắp có biến chứng do viêm amidan cần được chỉ định.(3)
Bác sĩ Thái Duy nhấn mạnh, viêm amidan không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm trùng hầu họng cấp tính có thể lan xa đến các khoang cổ sâu và sau đó xâm lấn vào trung thất. Nếu phát triển các biến chứng như vậy, người bệnh có thể phải phẫu thuật mở lồng ngực và thông cổ họng để dẫn lưu. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý mà còn gây tốn kém cho bệnh nhân.
Bác sĩ Thái Duy khuyến nghị, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của đau họng nhiều và tăng dần kèm sốt cao hoặc khó thở hoặc có biến dạng vùng mặt, cần kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng không. Người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán để tìm nhiễm trùng như chụp X-quang hoặc chụp CT có cản quang.
Các biến chứng thường gặp nhất còn có thể là nhiễm trùng lây lan liền kề ngay ngoài nang amidan dẫn đến viêm mô tế bào lan tỏa, viêm cân mạc hoại tử.
Viêm mô tế bào lan tỏa phát triển khi tình trạng viêm lan ra ngoài mô bạch huyết của amidan và liên quan đến niêm mạc hầu họng.
Áp xe quanh amidan (PTA) là do dịch mủ được tạo lập và được bao bọc giữa mô amidan và các cơ của thành họng bên.
Thông thường, áp xe quanh amidan sẽ lan vào vùng hầu họng hoặc vào vùng cạnh họng có thể dẫn đến viêm cân mạc hoại tử. Lúc này, người bệnh cần điều trị bằng các biện pháp nâng cao bao gồm kháng sinh IV, phẫu thuật dẫn lưu áp xe. Trong trường hợp sốc nhiễm trùng, BN có thể sử dụng globulin miễn dịch IV kết hợp khác sinh IV liều cao để ngăn chặn nhiễm trùng gây áp-xe lan rộng, đe dọa tính mạng.
Hội chứng Lemierre là một biến chứng hiếm gặp trong viêm amidan. Thường xuất hiện ở người trưởng thành trẻ tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn Fusobacterium gutrophorum và một số vi khuẩn kỵ khí khác. Đây là biến chứng nguy hiểm do sự hình thành huyết khối trong tĩnh mạch amidan và tĩnh mạch cảnh trong. Các cục huyết khối này có thể về tim phải và lên phổi gây thuyên tắc phổi. Trường hợp nặng có thể có suy thận, viêm màng ngoài tim hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Triệu chứng ban đầu thường sốt cao 39 – 41 độ C kèm kiệt sức sau viêm họng 4 – 5 ngày. Khám họng tương đối nghèo nàn, có thể không có triệu chứng hoặc họng đỏ nhẹ đến đau căng nhẹ vùng hàm.
Bác sĩ Thái Duy cho biết, chụp CT có cản quang là cần thiết để xác định chẩn đoán. Đối với biến chứng huyết khối tĩnh mạch, phương pháp thắt hoặc cắt bỏ tĩnh mạch cảnh trong được xem xét để điều trị biến chứng.
Một trong các biến chứng của amidan do liên cầu khuẩn nhóm A (GABHS) gây ra thường gặp nhất bao gồm:
Triệu chứng gồm sốt > 38 độ C, ban đỏ toàn thân, lưỡi dâu và hạch cổ to. Ban đỏ toàn thân là dấu hiệu sớm và dễ nhận biết , không ngứa, ban đỏ thường xuất hiện ở tứ chi và xuất hiện trên mặt. Lưỡi dâu do tình trạng sưng nề và bị đóng màng trắng, lưỡi có màu đỏ tươi và mềm vì bong vảy nhú.
Phát ban kéo dài đến 1 tuần, kèm theo sốt và đau khớp. Thông thường, những người có nguy cơ bị phát ban thường không có kháng thể kháng ngoại độc tố do GABHS tạo ra.
Viêm cầu thận cấp tính sau nhiễm liên cầu khuẩn (AGN) xảy ra trong 10-15% trường hợp viêm họng do huyết thanh týp 12 gây ra, thường xảy ra 1- 2 tuần sau viêm họng hoặc amidan do liên cầu khuẩn có Serotype 12.
Viêm cầu thận hậu liên cầu là một rối loạn qua trung gian miễn dịch sau khi nhiễm liên cầu nhóm A. Các biểu hiện lâm sàng gồm phù, tăng huyết áp, bất thường về cặn lắng trong nước tiểu, giảm protein huyết, tăng chất chỉ điểm viêm và nồng độ bổ thể thấp. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 470.000 người trên toàn cầu, với ước tính khoảng 5000 trường hợp tử vong. (1)
Trẻ em ở các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu, tuy nhiên bất kỳ cá nhân nào sống ở nơi đông đúc cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra trong các đợt bùng phát dịch do các chủng Streptococcus Nhóm A. Đa số người bệnh sẽ khỏi và chức năng thận sẽ hồi phục bình thường, nhưng ở người bệnh lớn tuổi tiên lượng thường kém hơn.
Đối với những người bị viêm amidan tái phát, xét nghiệm nước tiểu kiểm tra protein bài tiết có thể giúp phát hiện tổn thương thận cận lâm sàng.
Điều trị biến chứng này tập trung vào việc kiểm soát huyết áp và phù nề. Thuốc kháng sinh không thực sự làm thay đổi tiến trình của bệnh nhưng có thể giúp giảm sự lây truyền.
Sốt thấp khớp hay còn gọi là sốt thấp khớp cấp là một bệnh lý miễn dịch, xảy ra sau khi nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A 2-4 tuần, độ tuổi thường gặp là 5 – 18 tuổi.
Mặc dù hiếm gặp ở các nước phát triển nhưng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc sốt thấp khớp tương đối cao, khoảng 24/1000. Biến chứng này ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan, phổ biến nhất là gây ra bệnh viêm khớp, viêm tim và chứng múa giật Sydenham.
Phương pháp chẩn đoán bằng que thử dịch hầu họng không thể giúp xác định chẩn đoán, vì kết quả dương tính chỉ phản ánh sự có mặt của vi khuẩn, không đồng nghĩa với việc chúng có gây bệnh hay chỉ là khuẩn thường trú. Thay vào đó, nồng độ kháng thể antistreptolysin (ASO), kháng DNAse beta hoặc antihyaluronidase tăng cao có thể là cơ sở để chẩn đoán.
Viêm tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm amidan do liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes có thể dẫn đến tử vong.
Viêm khớp nhiễm trùng là một bệnh nhiễm trùng gây đau khớp có thể do vi trùng vào máu và theo dòng máu đến các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có khớp. Viêm khớp nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi một chấn thương xuyên thấu, chẳng hạn như động vật cắn hoặc chấn thương, truyền vi trùng trực tiếp vào khớp.
Là một biến chứng nguy hiểm hiếm gặp của nhiễm trùng hầu họng. Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn Fusobacterium gutrophorum và một số vi khuẩn kỵ khí khác. Đây là biến chứng nguy hiểm do sự hình thành huyết khối trong tĩnh mạch amidan và tĩnh mạch cảnh trong. Các cục huyết khối này có thể về tim phải và lên phổi gây thuyên tắc phổ BN thường biểu hiện sốt cao sau 4 – 5 ngày viêm họng/amidan, triệu chứng ở phồi gồm đau dữ dội vùng ngực, khó thở và ho ra máu. Bệnh thường được kết hợp với Fusobacterium seprophorum, hoặc do vi trùng kỵ khí khác
Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm do can thiệp bằng kháng sinh nhưng các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), viêm xương tủy và viêm màng não vẫn có thể xảy ra và đe dọa tính mạng người bệnh
Bác sĩ Thái Duy cho biết, một số BN có amidan quá phát gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2015 trên tạp chí The Treatment Advances in Chronic Disease, chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến ngủ kém và cảm giác mệt mỏi vào ban ngày, đồng thời liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tim mạch đáng kể.
Điều trị biến chứng ngưng thở khi ngủ do viêm amidan, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan nên được cân nhắc sớm, đặc biệt là ở trẻ em.
Một biến chứng khác của viêm amidan là viêm tai giữa cấp thứ phát. Các amidan có thể nhìn thấy phía sau lưỡi khi mở miệng chỉ là một phần của tập hợp lớn hơn các mô bạch huyết được gọi là vòng Waldeyer’s amidan. Khi viêm amidan, tất cả các mô này cũng sẽ viêm phì đại làm tắt nghẽn vòi nhĩ (vòi Eustache) và/hoặc dịch viêm từ họng/amidan có thể theo vòi nhĩ lên hòm nhĩ gây viêm tai giữa.(2)
Viêm amidan có thể gây biến chứng nhiễm trùng tai
Bác sĩ Thái Duy cho biết, trong trường hợp có biến chứng sốt thấp khớp và viêm cầu thận sau viêm amidan do Streptococcus pyogenes, người bệnh có thể gặp phải di chứng lâu dài bao gồm bệnh van tim và giảm chức năng thận.
Cả hai di chứng này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch vì vậy đối với viêm amidan do Streptococcus pyogenes, người bệnh cần được điều trị sớm tại bệnh viện.
Mặc dù không có mối liên hệ nào giữa viêm amidan và ung thư, nhưng đôi khi chúng có thể có các triệu chứng tương tự. Do đó, nếu bị viêm amidan kéo dài đã can thiệp điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi hoặc đau họng mạn tính thì cần thăm khám, tầm soát ung thư vòm họng, đặc biệt ở người trưởng thành.
Người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng và trang thiết bị hiện đại để thăm khám và làm tầm soát ung thư theo tư vấn của bác sĩ.
Trong phần lớn trường hợp, viêm amidan thường tự khỏi, người bệnh có thể tự chăm sóc và theo dõi triệu chứng tại nhà.
Các triệu chứng báo hiệu bệnh nặng và cần đi khám bao gồm đau họng ngày càng tăng, khó nói, khó nuốt gây chảy nhiều nước bọt, cứng hàm, biến dạng vùng mặt, sốt cao, sốt kéo dài, mệt mỏi suy nhược,… Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để điều trị nhanh và hiệu quả nhất..
Người bệnh nên tới chuyên khoa Tai mũi họng tại các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau nhức khớp, mệt mỏi, cứng hàm, khó điều khiển cơ mặt, khó nói
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám, chẩn đoán, điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có các vấn đề về viêm amidan. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại như máy nội soi tai mũi họng thế hệ mới, máy đo thính học, máy đo chức năng tiền đình… cùng với sự kết hợp mật thiết trong chẩn đoán và điều trị giữa các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Tiết niệu, Tim mạch, Phụ sản, Thần kinh, Ung bướu… sẽ giúp cho việc khám chữa bệnh chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả cao.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
“Các biến chứng viêm amidan nên được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tránh để chúng phát triển kéo dài sẽ gây nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng có nguồn gốc từ nhiễm liên cầu khuẩn. Tốt nhất, người bệnh nên tới chuyên khoa Tai Mũi Họng tại các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau nhức khớp, mệt mỏi, cứng hàm, khó điều khiển cơ mặt, khó nói… hoặc bất kỳ triệu chứng nào cảm thấy nghi ngờ”, bác sĩ Thái Duy nhấn mạnh.