Xuất hiện cơn đau thắt ngực, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng thoáng qua nhưng lại nhầm tưởng do áp lực, căng thẳng hoặc vận động mạnh khiến cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại trở nặng dẫn đến ngất xỉu, thậm chí đột tử do không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, cơ tim phì đại là bệnh lý di truyền với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500, và là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đột tử ở vận động viên và người trẻ tuổi.
Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy) là bệnh lý di truyền do đột biến gen mã hóa protein của cấu trúc sarcomere cơ tim. Bệnh nhân sẽ có thành tim dày lên, có thể tiến triển tới tình trạng tắc nghẽn đường ra thất trái, hở van hai lá, rối loạn chức năng tâm trương, thiếu máu cơ tim và loạn nhịp tim. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, phù phổi, khó thở kịch phát về đêm, ngất, tiền ngất và thậm chí là đột tử.
Dựa vào hình thái và chức năng của tim, bệnh phì đại cơ tim được chia thành:
Nhiều lần đăng ký tiêm ngừa Covid-19 tại cộng đồng đều bị trì hoãn vì huyết áp cao, chị Đào Minh Trang (45 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đăng ký tiêm vaccine tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được bác sĩ tim mạch khám sàng lọc trước khi tiêm.
Sau khi được bác sĩ chỉ định siêu âm tim và đo điện tim, cầm kết quả trên tay, chị “bật ngửa” khi nghe bác sĩ thông báo nghi ngờ chị có bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn với tình trạng dày lệch tâm của vách liên thất, rối loạn chức năng tâm trương thất trái độ II và thiếu máu cơ tim.
Chị cho biết thỉnh thoảng chị có bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi nhưng nghĩ rằng do áp lực công việc và thiếu máu nên chỉ uống thuốc bổ mà không nghĩ mình lại có bất thường ở tim.
Anh Lý Minh Thuận (35 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) thỉnh thoảng bị đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh khi chơi tennis nhưng nghĩ rằng do vận động cường độ cao và tập trung cao độ cho trận đấu nên anh chủ quan không để ý. Trong một lần đi khám tổng quát để tiêm ngừa, anh bất ngờ khi phát hiện bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Bác sĩ khuyến cáo anh không nên chơi các môn thể thao gắng sức.
Cách đây vài năm, hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới đã vô cùng bàng hoàng và thương tiếc trước sự ra đi của cựu tiền vệ Vivien Foe – cầu thủ người Cameroon. Giữa hiệp hai của trận đấu, cựu tiền vệ đột nhiên gục ngã giữa sân, không có bất kỳ cản phá nào. Mặc dù đội ngũ y tế tiến hành chăm sóc ngay lập tức, Foe đã qua đời ngay sau đó. Sau 2 lần khám nghiệm tử thi, xác định cựu tiền vệ mắc bệnh cơ tim phì đại, bệnh lý chưa từng được phát hiện trong bất kỳ cuộc thăm khám sức khỏe hay khám định kỳ nào.
BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, Phó Giám đốc Phụ trách Nội khoa, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, thông thường người trẻ rất chủ quan, nghĩ rằng các triệu chứng hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực chỉ là “xoàng xĩnh”, lơ là thăm khám và điều trị. Nhiều trường hợp còn nghe mách bảo của người này người kia, tự ý mua theo các toa thuốc tim mạch sử dụng vì thấy có triệu chứng tương tự mà không thăm khám bác sĩ, dẫn đến gặp biến chứng nguy hiểm.
“Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây đột tử ở bệnh nhân, đặc biệt là người trẻ tuổi và vận động viên thể thao. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi đổi tư thế, khó thở, ngất xỉu… Bệnh nhân có thể sống chung với bệnh như bình thường, tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên và cũng là cuối cùng của bệnh chính là đột tử”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cho biết thêm.
Triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại có thể khác nhau ở mỗi người. Bệnh nhân có thể không có hoặc có rất ít triệu chứng bất thường. Chính điều này khiến bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi có biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Thông thường, các dấu hiệu khi cơ tim phì đại sẽ xuất hiện rõ khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm đáng kể. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
Đây là bệnh lý di truyền được gây ra bởi các đột biến gen khiến cơ tim phát triển bất thường, thành tim dày lên. Do đó, khi một thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh, khuyến cáo tất cả thành viên còn lại trong gia đình nên thực hiện xét nghiệm và kiểm tra gen để tìm gen đột biến gây bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh ở người lớn tuổi có thể do mắc bệnh tăng huyết áp nhưng không được điều sớm và hiệu quả. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến:
Đối tượng mắc bệnh cơ tim phì đại thường gặp nhất là người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) hoặc vận động viên. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn tuổi, hiếm gặp ở trẻ em, trở sơ sinh. Bệnh ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sau:
Để chẩn đoán phì đại cơ tim, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình. Tiếp đến, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như:
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra khác như kiểm tra chức năng tim khi vận động, chụp cộng hưởng từ, đặt ống thông tim để cho kết quả chính xác, từ đó xác định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cho biết, bệnh cơ tim phì đại không thể chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiện đại giúp giảm thiểu triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy tim, đột tử, đột quỵ.
Tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định áp dụng phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, đặt máy phá rung cấy, máy tạo nhịp… nhằm giảm nguy cơ đột tử cho bệnh nhân.
Bệnh nhân cơ tim phì đại được kê toa thuốc nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc cần có chỉ định và kê toa từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Tất cả bệnh nhân đều được khuyến cáo thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn.
Trong trường hợp bệnh nhân cơ tim phì đại có suy tim nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nêu trên sẽ cần được ghép tim.
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cho biết, cơ tim phì đại là bệnh lý di truyền do đột biến gen, chính vì thế không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Điều quan trọng là cần xác định tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng.
Nếu gia đình có thành viên mắc bệnh, khuyến cáo những thành viên còn lại nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để có thể phát hiện sớm bệnh lý.
“Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch rất mập mờ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, hoặc vô tình phát hiện khi thăm khám bệnh khác. Bên cạnh đó, hầu như 100% người lớn tuổi có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc như cơ tim phì đại, tăng huyết áp, đái tháo đường,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long nhấn mạnh.
Vì vậy, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long khuyến cáo dù ở độ tuổi nào, đặc biệt những người chơi thể thao và người có bệnh nền cần thăm khám, tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các vấn đề tim mạch.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, quy tụ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị mới theo hướng dẫn của các Hiệp hội Tim mạch trong nước và quốc tế; trang bị hệ thống máy móc hiện đại như: máy chụp CT ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy chụp cộng hưởng từ tiên tiến; máy siêu âm tim, siêu âm mạch máu (động mạch cảnh, mạch máu ngoại biên…) thế hệ mới dựng hình ảnh 4D, hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện… giúp tầm soát, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch.
Để đặt lịch khám, tầm soát bệnh cơ tim phì đại và các bệnh tim mạch tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua các kênh thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh cơ tim phì đại. Lưu ý, các thông tin y khoa chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị của chuyên gia tim mạch. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị phù hợp!