Xét nghiệm tầm soát ung thư xương là một hoạt động cần thiết dành cho những đối tượng bước vào tuổi lão hóa xương tự nhiên, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Kết quả của từng hạng mục tầm soát sẽ thể hiện được tình trạng xương khớp hiện tại, tiên lượng được những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong thời gian tới. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp duy trì và ổn định tình trạng xương khớp, làm chậm tối đa quá trình lão hóa cũng như phòng ngừa khả năng ung thư xương.
Ung thư xương, nằm trong những bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, là khối u ác tính phát triển từ những tế bào của xương. Bệnh phá hủy các mô xương bình thường, gây ra những cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. (1)
Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư xương, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư xương nhất là người già, cao tuổi, bước vào giai đoạn lão hóa, suy giảm chức năng xương. Đáng lưu ý hơn là hầu như các trường hợp ung thư xương đều là vô căn hoặc không rõ nguyên nhân.
Những yếu tố nguy cơ cao rủi ro bị ung thư xương đến từ những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Những người đã từng được xạ trị, tiếp xúc với bức xạ cần cẩn thận với bệnh ung thư xương vì đây là nhóm có khả năng khá cao bị ung thư xương.
Ung thư xương được xem là biến chứng có thể gặp trong quá trình xạ trị, hậu quả của thời gian dài tiếp xúc với bức xạ. Việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa như vậy sẽ làm biến đổi các tế bào bên trong cơ thể, từ đó dẫn đến ung thư xương.
Những triệu chứng của ung thư xương bao gồm:
Phương pháp điều trị ung thư xương sẽ phụ thuộc vào loại ung thư xương của từng người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần phải cân nhắc phác đồ và phương pháp điều trị chính dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân của người bệnh, mức độ di căn của tế bào ung thư. (2)
Những phương pháp điều trị xương phổ biến trong y học hiện nay gồm:
Đối tượng cần thiết thực hiện tầm soát ung thư xương là những người già, cao tuổi. Ở độ tuổi này, xương đã bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc đi lại do sự suy giảm chức năng cơ xương khớp. (3)
Bên cạnh đó, những đối tượng cũng cần tầm soát ung thư xương định kỳ còn bao gồm người thường xuyên hoạt động tay chân như vận động viên, người lao động tay chân. Những ngành nghề này yêu cầu hoạt động tay chân trong thời gian dài với cường độ cao. Đồng nghĩa cơ xương khớp liên tục chịu áp lực lớn. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm này cũng thường gặp phải nguy cơ chấn thương đột ngột cao hơn người khác.
Chính vì vậy, họ dễ mắc những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như viêm gân cơ, thoát vị đĩa đệm,… Và ung thư xương được xem là hệ lụy nguy hiểm cần phải lưu ý và phòng tránh sớm.
Chụp X-quang xương thường là phương pháp xét nghiệm ung thư xương đầu tiên mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện để kiểm tra tình trạng xương, đặc biệt là khi nghi ngờ một số loại khối u xương.
Qua hình ảnh thu thập được từ X-quang, bác sĩ sẽ xem xét hình ảnh X-quang, nếu hình ảnh thể hiện người bệnh có những lỗ hổng trên xương thì đó chính là các khối u. Việc chụp X-quang xương nhằm tầm soát ung thư xương là một việc quan trọng, giúp bạn có thể phát hiện ra bệnh sớm, hiểu và kiểm soát tình hình sức khỏe cơ xương khớp của mình tối ưu hơn.
Chụp CT là phương pháp kết hợp nhiều hình ảnh từ xquang, cho ra những hình ảnh cắt ngang chi tiết của các bộ phận trong cơ thể. (4)
Chụp CT để xét nghiệm ung thư xương tuy có những hạn chế nhất định so với chụp MRI, đây là phương pháp phổ biến được sử dụng để tìm ra các tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác như phổi, gan,…
Hơn nữa, chụp CT cũng được ứng dụng vào trong quá trình sinh thiết xét nghiệm ung thư xương. Cụ thể, người bệnh sẽ được đưa lên bàn chụp CT, bác sĩ sẽ di chuyển kim sinh thiết về phía khối u dựa trên hình ảnh chụp CT này. Việc quét CT sẽ được lặp lại cho đến khi đầu kim chạm đến được khối u.
Chẩn đoán hình ảnh để xét nghiệm ung thư xương là hạng mục quan sát hình dáng xương, chẩn đoán bằng hình ảnh để phát hiện được những bất thường ở cơ xương khớp của người bệnh.
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là sử dụng máy chụp lên cơ thể người bệnh, thu thập những hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bằng sóng từ và nam châm mạnh thay vì tia X.
Phương pháp chụp MRI xét nghiệm ung thư xương giúp bác sĩ xác định được mức độ chính xác của khối u, vùng có tế bào ung thư vì hình ảnh thu được từ MRI cho hình ảnh tủy bên trong xương và các mô mềm xung quanh khối u, gồm mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán MRI có thể có thấy bất kỳ khối u xương nhỏ.
Bác sĩ thường sẽ chỉ định chụp MRI cho những đối tượng cần được kiểm tra chính xác về sự xuất hiện của khối u, nhiễm trùng hoặc những tổn thương xương khác.
Chụp PET là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hạt nhân, hiện nay được ứng dụng vào trong y học như là công cụ để chẩn đoán và điều trị ung thư.
Hiện nay, PET cũng được đưa vào để thực hiện xét nghiệm ung thư xương vì PET cho ra những thông tin hình ảnh là chi tiết giải phẫu bên trong cơ thể con người, thể hiện rõ được sự chuyển hóa bên trong. Đây cũng là lý do mà PET được xem là một trong những phương pháp chẩn đoán có lợi thế cao so với những phương pháp chẩn đoán trước đây. Thêm vào đó, PET có thể xác định được hoạt động trao đổi chất của các các mô nếu có được thông tin giải phẫu hỗ trợ.
Xét nghiệm máu là bước đầu tiên trong mọi loại tầm soát ung thư, kiểm tra sức khỏe, bao gồm xét nghiệm ung thư xương. Kết quả xét nghiệm máu thể hiện những nồng độ ALP và LDH, đây là những nồng độ xác định rủi ro ung thư.
Tuy nhiên, chỉ chỉ số máu thôi sẽ không đủ căn cứ để bác sĩ có thể xác thực bạn có nguy cơ bị ung thư xương hay không. Vì thế, bạn sẽ cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm ung thư xương khác theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên sức khỏe của bạn thể hiện trên chỉ số xét nghiệm máu.
Xét nghiệm ung thư xương là một hoạt động thăm khám định kỳ quan trọng với những người lớn tuổi, người đang bước vào độ tuổi lão hóa xương và người làm các công việc sử dụng tay chân nhiều. Ý nghĩa của việc xét nghiệm ung thư xương là giúp người bệnh hiểu được tình trạng cơ xương khớp của mình.
Đồng thời, có thể kiểm soát, duy trì và cải thiện chức năng xương thông qua kết quả tầm soát cũng như lời khuyên từ bác sĩ. Đối với những người có những vấn đề, triệu chứng bất thường về cơ xương khớp, tầm soát ung thư giúp bạn nhanh chóng phát hiện được bệnh lý, khối u sớm để có thể xử lý kịp thời.
Sinh thiết tổn thương là lấy một phần mẫu mô xương của người bệnh đem đi xét nghiệm.
Đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, sử dụng kỹ thuật xâm lấn nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng, đưa vào người của bệnh nhân tại vị trí nghi ngờ bệnh, sau đó cắt hoặc một một phần bệnh phẩm để đem đi làm xét nghiệm soi dưới kính hiển vi.
Sinh thiết là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư xương có kết quả chính xác khá cao, vì vậy thường được sử dụng để khẳng định bệnh nhân có mắc ung thư xương hay không.
Xét nghiệm ung thư xương, sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp, yêu cầu bác sĩ có kinh nghiệm cao trong điều trị khối u xương. Trong trường hợp sinh thiết sai sẽ gây khó khăn trong việc loại bỏ hoàn toàn tế bào ung sau này. Vì thế, người bệnh cần cẩn trọng và được khuyến khích thăm khám tại những bệnh viện lớn, uy tín cao để được theo dõi bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Sinh thiết tủy xương là phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh ở tủy xương và đem đi kiểm tra. Kết quả thu về sẽ thể hiện tình trạng tủy xương và tế bào máu của người bệnh.
Sinh thiết tủy xương có quy trình tương tự như sinh thiết xét nghiệm ung thư xương nói trên. Bác sĩ sẽ chọc hút tủy xương để thu thập mô xốp bên trong xương lớn hơn, ngoài ra cũng kiểm tra tình trạng tủy xương. Sinh thiết tủy xương có thể cho biết liệu tủy xương của người bệnh có đang khỏe mạnh hay không. Đồng thời cho biết chức năng tủy xương có ở tình trạng ổn định, đủ để tạo ra tế bào máu một lượng vừa đủ hay không.
Sinh thiết tủy xương và chọc hút tủy xương không nhất thiết phải làm cùng nhau, tuy nhiên thông thường bác sĩ vẫn chỉ định người bệnh thực hiện cả 2 hạng mục xét nghiệm ung thư xương để có được kết quả chính xác.
Những đối tượng được chỉ định sinh thiết tủy xương và chọc hút tủy xương gồm:
Kiểm tra mẫu sinh thiết là phương pháp mà bác sĩ sẽ xét nghiệm bệnh phẩm sinh thiết từ người bệnh. Việc xét nghiệm được thực hiện dưới kính hiển vi, từ đây bác sĩ sẽ kiểm tra xem khối u của người bệnh là ác tính hay lành tính.
Kiêm tra mẫu sinh thiết đem lại kết quả khá chính xác trong việc xét nghiệm ung thư xương. Ngoài ra kết quả kiêm tra mẫu bệnh phẩm cũng cung cấp thông tin đầy đủ để bác sĩ nắm rõ được tình trạng xương khớp của người bệnh, tiên lượng được những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau này. Qua đó, bác sĩ có thể thiết lập phác đồ điều trị tối ưu và phù hợp với người bệnh.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng…
Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phát hiện ung thư xương sớm là điều cực kỳ quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả và cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư xương là một phương pháp được sử dụng để giúp phát hiện bệnh sớm. Nó được khuyến khích đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư xương. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.