Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? Đây là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh bởi việc dậy thì sớm có thể sẽ khiến trẻ đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý và hạn chế chiều cao của trẻ.
CNDD Nguyễn Thị Lan, khoa Dinh dưỡng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.
Dậy thì là hiện tượng cơ thể trẻ phát triển thành cơ thể của người trưởng thành, hoàn thiện các chức năng sinh sản bởi nội tiết tố gửi tín hiệu từ não bộ đến tuyến sinh dục. Trong giai đoạn này, chiều cao, khối lượng cơ thể của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ bắt đầu chậm lại đến khi cơ thể được phát triển hoàn toàn.
Thông thường, các bé gái sẽ bắt đầu quá trình dậy thì trong độ tuổi 9 – 13 tuổi, các bé trai sẽ bắt đầu quá trình dậy thì muộn hơn, từ 10 – 14 tuổi. Tuy nhiên, ở trẻ dậy thì sớm, quá trình này diễn ra sớm hơn bình thường, trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. (1)
Sữa động vật (bò, trâu, dê) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa là cung cấp nhiều canxi, vitamin D giúp cho xương chắc khỏe.
Nhu cầu sữa cũng khác nhau theo từng độ tuổi của trẻ. Trẻ dưới 12 tháng tuổi có nhu cầu rất lớn về lượng sữa hàng ngày vì đây là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Trẻ từ 1 – 2 tuổi, nên uống từ 3 – 4 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương 100mg canxi = 100ml sữa tươi = 100g sữa chua = 15g phô mai). Trẻ từ 3-5 tuổi nhu cầu sữa là 4 đơn vị , trẻ từ 6 – 11 tuổi nhu cầu 4 – 6 đơn vị mỗi ngày. Trẻ từ 12 – 18 tuổi, nhu cầu sữa cần thiết là 6 đơn vị/ngày.
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa việc uống sữa nhiều với dậy thì sớm. Hormone tăng trưởng IGF-I tự nhiên có mặt trong sữa bò, tuy nhiên, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận rằng chất IGF-I trong sữa bò không gây tác động trực tiếp lên cơ thể con người khi được tiêu thụ thông qua ăn uống.Vì vậy, việc trẻ uống nhiều sữa không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình dậy thì của trẻ.
Tuy nhiên, trong các yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm có liên quan đến việc trẻ ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng béo phì, từ đó, gây dậy thì sớm. Nếu trẻ uống quá nhiều sữa so với mức quy định sẽ dẫn đến thừa năng lượng và chất dinh dưỡng gây thừa cân, béo phì ở trẻ vì sữa là sản phẩm hấp thu dễ và nhanh – là yếu tố thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ. Ngoài ra, việc ăn uống các thực phẩm chứa hormone tăng trưởng cũng khiến trẻ có nguy cơ rối loạn nội tiết, mất cân bằng sinh lý, dậy thì sớm.
Một số nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm gồm:
Điều trị dậy thì sớm kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần do tình trạng này gây ra. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ gồm:
Thực hiện lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với lứa tuổi là cách tốt nhất để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ. Dưới đây là một số các hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi “uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?”. Có thể nói sữa là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên, khi cho trẻ uống, mẹ nên chú ý chọn sữa đúng lứa tuổi và có nguồn gốc rõ ràng.
Precocious puberty – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, July 19). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/precocious-puberty/symptoms-causes/syc-20351811