Dậy thì sớm không chỉ khiến trẻ đánh mất cơ hội đạt được chiều cao lý tưởng mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý. Do đó, bố mẹ cần chú ý chủ động thực hiện các cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ.
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tăng trưởng về mặt thể chất và các đặc tính sinh dục thứ phát sớm hơn bình thường (trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai).
Các dấu hiệu dậy thì sớm bao gồm sự tăng lên về kích thước của vú, tinh hoàn, dương vật, mọc lông mu, lông nách, râu, thay đổi giọng nói, xuất tinh, có kinh nguyệt… Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng điều này sẽ sớm kết thúc, trước khi trẻ đạt được chiều cao đúng theo tiềm năng di truyền.
Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe sau này, điển hình như béo phì, tiểu đường loại 2, ung thư vú, buồng trứng đa nang, trầm cảm… Sự thay đổi về cơ thể khiến trẻ cảm thấy khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa, từ đó, hình thành tâm lý ngại ngùng, tự ti, khó hòa nhập với bạn bè, dễ bị trêu chọc, giảm chất lượng học tập. Hơn nữa, dậy thì sớm khiến trẻ bắt đầu tò mò về các vấn đề không phù hợp với lứa tuổi như tình dục sớm hơn, từ đó, tăng nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội, bao gồm cả quấy rối và bị lạm dụng tình dục. (1)
Trẻ bị dậy thì sớm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý (trẻ có khối u ở buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc não bộ; trẻ mắc các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương; trẻ mắc một số hội chứng di truyền hiếm gặp…) hay do chế độ dinh dưỡng không hợp lý (trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kích thích tăng trưởng…), lối sống không lành mạnh… Một số trường hợp trẻ dậy thì sớm không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, dựa vào hormone Gonadotropin, dậy thì sớm ở trẻ được chia là hai nhóm chính:
Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
Tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng của dậy thì sớm và nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, các phương pháp này đều tập trung ngăn chặn sự xuất hiện của các dấu hiệu dậy thì sớm, tăng cơ hội cho trẻ đạt được chiều cao như người trưởng thành.
Đối với các trường hợp dậy thì sớm trung ương, trẻ có thể được điều trị bằng liệu pháp tương tự GnRH. Các loại thuốc được sử dụng có thể ở dạng viên uống hoặc tiêm theo định kỳ hàng tháng như Leuprolide axetat (Lupron Depot), Triptorelin (Trelstar, Triptodur Kit),… Quá trình điều trị bằng thuốc có thể kéo dài cho đến khi trẻ bắt đầu giai đoạn dậy thì bình thường. Sau khi ngừng điều trị, trẻ sẽ dậy thì đúng tuổi.
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm trung ương có thể được điều trị bằng phương pháp cấy ghép Histrelin. Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc phẫu thuật nhỏ để đặt mô cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ. Sau một năm, bộ phận cấy ghép sẽ được lấy ra và có thể thay thế cái mới nếu cần thiết.
Một số trường hợp bắt nguồn từ một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, dậy thì sớm sẽ ngừng lại khi bệnh được điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và tập trung điều trị bệnh lý tiềm ảnh này. Ví dụ, trẻ có khối u khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone gây dậy thì sớm, bác sĩ sẽ điều trị phù hợp nhằm loại bỏ khối u, từ đó giúp trẻ ngừng dậy thì.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị phù hợp.
Trẻ dậy thì sớm rất dễ bị tác động về mặt cảm xúc và tinh thần. Do đó, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự, giúp trẻ hiểu rõ về dậy thì sớm và có cách xử lý các vấn đề về cảm xúc một cách hợp lý, tránh gây ra những hành động bồng bột, ảnh hưởng đến tương lai. Bên cạnh đó, trẻ cần được giáo dục giới tính phù hợp để có cái nhìn đúng về giới tính, các mối quan hệ xã hội và tình dục.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Dậy thì sớm khiến trẻ đánh mất cơ hội đạt được chiều cao lý tưởng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về sau. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về dậy thì sớm và cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ.