Lưu thai liên tiếp là do nguyên nhân gì?

Chị Vũ Ánh
Kính gửi bác sĩ Lê Hoàng. Tôi năm nay 31 tuổi, chồng 33 tuổi. Tôi bị hội chứng buồng trứng đa nang (AMH=22). Từ năm 2016 đến nay, vợ chồng tôi đã bị lưu thai liên tiếp 3 lần, cụ thể: Lần 1: Tôi uống thuốc Clomid và quan hệ tự nhiên thì có thai. Em bé có tim thai nhưng đến tuần thứ 9 thì mất tim thai. Lần 2: Tôi điều trị tiêm kích trứng liều từ thấp đến cao, quan hệ có thai thì có thai. Thai có túi noãn hoàng, không có tim thai và ngừng phát triển ở tuần thứ 7. Lần 3: Tôi tiêm kích trứng và làm phương pháp IUI, quan hệ tự nhiên thì có thai đôi, 1 thai tự tiêu ở tuần thứ 5 và 1 thai ngừng phát triển ở tuần thứ 6. Sau lần bị lưu thứ 2 vào năm 2017, vợ chồng tôi có đi khám và làm các xét nghiệm: nhiễm sắc đồ, hội chứng anti, halosperm (tỷ lệ đứt gãy tinh trùng của chồng tôi là 17%),bất thường nhóm máu mẹ con. Theo kết luận của bác sĩ thì những kết quả đó đều bình thường và không phải là nguyên nhân gây thai lưu liên tiếp. Ở lần mang thai thứ 2 và thứ 3, do có tiền sử thai lưu và biết mình thường bị rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên tôi thường xuyên đi theo dõi đầy đủ. Tôi cũng có sử dụng các loại thuốc bổ sung như progesterone, estrogen, lovenox đầy đủ. Hiện tại, vợ chồng tôi đang rất hoang mang và không biết mình nên đi các bước tiếp theo như thế nào, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi: Nhiễm sắc đồ của cả 2 vợ chồng tôi đều bình thường, tỉ lệ đứt gãy DNA tinh trùng không cao, vậy nguyên nhân gây lưu thai liên tiếp của 2 vợ chồng tôi có liên quan đến di truyền dẫn đến lỗi phôi liên tục không? Nếu không xác định được nguyên nhân lưu thai thì giải pháp tốt nhất tiếp theo cho vợ chồng tôi là gì? Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
TTND.PGS.TS.BS LÊ HOÀNG
TTND.PGS.TS.BS LÊ HOÀNG
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng thai lưu liên tiếp, do một số nguyên nhân gặp phải là: Tử cung bất thường, bộ NST của phôi bất thường, các vấn đề về di truyền, hội chứng antiphospholipid, bất thường tuyến giáp…

Trường hợp của anh chị nên đến viện khám và làm các xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân gây thai lưu liên tiếp. Sau đó, làm IVF/PGS tức là thụ tinh trong ống nghiệm có sàng lọc tiền làm tổ. Trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung của chị, chúng tôi sẽ sinh thiết phôi để phân tích bộ NST của phôi có bình thường hay không?

Nếu bộ NST của phôi bình thường thì sẽ chuyển, còn nếu bộ NST của phôi bất thường thì chắc chắn khi chuyển vào sẽ gây sảy thai hoặc thai lưu.

Chúc anh chị sớm thành công.

Đánh giá bài viết:

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY




ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM