Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi bệnh trái rạ ở trẻ sơ sinh) là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân, khi thời tiết ấm. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng phiền toái mà còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và ít gây ra biến chứng nặng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi tại thời điểm này, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu khiến bệnh lây lan nhanh và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. (1)
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra và thường được lây lan qua đường hô hấp từ giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các bóng nước vỡ trên da. Người bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi phát ban 1-2 ngày và cho đến khi các bóng nước đóng mày. Bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày hoặc hơn.
Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bệnh thủy đậu bởi các nguyên nhân sau:
Triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất của thủy đậu là bệnh nhân bị phát ban đỏ ở mặt, ngực, lưng sau đó lan rộng ra tay chân và toàn thân. Sau đó vết phát ban này chuyển thành mụn nước chứa dịch trên da. (2)
Một số khảo sát cho thấy, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể nổi từ 200 đến 500 mụn nước trong suốt thời gian mắc thủy đậu. Các mụn nước này ngứa và sẽ vỡ ra, đóng vảy là liền lại sau 4 đến 10 ngày.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, bao gồm:
Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Do đó, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 21 ngày, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên hồng ban bóng nước có thể dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Đặc trưng bệnh là những nốt ban màu hồng nhạt, càng ngày càng to và nhiều hơn. Sau khoảng 1-2 ngày, vết ban sẽ hình thành các nốt thủy đậu, thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng và lan ra toàn bộ cơ thể. Các nốt này ban đầu chứa dịch trong suốt nhưng sau đó chuyển sang dịch có màu đục như mủ và cuối cùng là đóng mày khô.
Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng bất thường, liên quan đến bệnh thủy đậu hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị sớm.
Bác sĩ có thể chẩn đoán thủy đậu cho bé hầu hết bằng lâm sàng, dựa vào hồng ban bóng nước điển hình và yếu tố dịch tễ. Hiếm khi, bác sĩ kiểm tra sự hiện diện của virus gây thủy đậu bằng xét nghiệm PCR dịch từ các nốt thủy đậu trên da bé.
Lưu ý, khi đứa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra, mẹ nên thông báo trước cho nhân viên y tế và có bệnh pháp cách ly cho bé để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị tại nhà cho bé, nếu bé có các biểu hiện sau, mẹ cần đưa bé đến phòng cấp cứu gấp:
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ, các triệu chứng sẽ biến mất trong khoảng một tuần kể từ khi phát bệnh. Thuốc kháng virus đặc trị thủy đậu là Acyclovir. Thuốc này chỉ nên sử dụng dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. (3)
Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu bao gồm:
Lưu ý, thủy đậu là một căn bệnh do virus gây ra, do đó, việc điều trị bệnh sẽ không dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp các nốt thủy đậu bị bội nhiễm hoặc có bé tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Đa số các trẻ bị thủy đậu sẽ không cần dùng kháng virus hoặc kháng sinh, các phương pháp điều trị thủy đậu sẽ tập trung vào việc quản lý và điều trị các triệu chứng.
Bên cạnh việc bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể hỗ trợ điều trị thủy đậu cho bé bằng cách:
Trong một số trường hợp, bé có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh thủy đậu, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị khác như truyền dịch tĩnh mạch khi bé bị mất nước nặng do ăn uống kém, sốt cao,…
Đa số các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ và có phương pháp điều trị đúng cách, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết,… thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.
Một số thống kê cho thấy, hằng năm có đến 800 trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh thủy đậu phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng trẻ có thể gặp phải nếu không được điều trị sớm và đúng cách:
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần được tiêm vacxin phòng thủy đậu trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng tuổi và nên tiêm đầy đủ các mũi nhắc sau đó để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ tiêm đủ 2 mũi vacxin ngừa thủy đậu sẽ có khả năng phòng ngừa bệnh này đến 95%.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ mắc thủy đậu trong thời gian mang thai, mẹ nên chủ động tiêm phòng vacxin thủy đậu trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng. Điều này sẽ giúp cho các kháng thể chống virus từ mẹ có thể được truyền cho thai nhi qua đường máu và có thể tiếp tục được truyền cho bé bằng sữa mẹ. Từ đó, trẻ sơ sinh có khả năng tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trong 12 tháng đầu đời.
Để giảm thiểu các nguy cơ lây bệnh cho bé, mẹ nên tạm ngưng cho con bú khi mẹ mắc bệnh thủy đậu hay có các triệu chứng của thủy đậu. Đồng thời, mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người thân mắc bệnh thủy đậu. Trong trường hợp mẹ chưa tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận, tránh để mắc bệnh, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bệnh thủy đậu khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị thủy đậu, bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm vì lúc này, sức đề kháng của trẻ còn rất yểu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thủy đậu qua hai con đường:
Đa số các trưởng hợp bệnh thủy đậu sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Trong đó, thời gian phát ban, xuất hiện các nốt mụn nước và lan rộng ra khắp cơ thể (giai đoạn phát bệnh) sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày và thời gian mụn nước khô, đóng vảy và khô tróc ra (giai đoạn hồi phục) sẽ từ 5 đến 10 ngày. Các nốt thủy đậu mới có thể xuất hiện trong khi các nốt mụn cũ đang lành lại.
Điều quan trọng là trong khoảng 2 đến 5 ngày đầu tiên các nốt thủy đậu hình thành nhanh chóng, chứa đầy dịch và gây ngứa dữ dội. Khi các nốt bóng nước này vỡ ra sẽ lây lan đến những vùng da khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và dễ dàng lây cho người xung quanh. Do đó, trong khoảng thời gian này, mẹ nên chú ý chăm sóc và vệ sinh cho bé cẩn thận, tránh để các nốt bóng nước bị vỡ ra.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết bệnh sau khoảng 1 đến 2 tuần. Lúc này, các mụn nước đã khô lại, đóng vảy, rơi đi và sẽ không để lại sẹo nếu chúng không bị nhiễm trùng hay xuất hiện các biến chứng. Sau khi bé đã trở lại bình thường, mẹ cần cho bé bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng để bé hồi phục nhanh hơn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp nhằm tránh các những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Do đó, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận và đưa bé đến bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường.
Giản Đơn