Phần lớn các trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em thường được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng nếu bệnh không được điều trị đúng cách, biến chứng thủy đậu ở trẻ em có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất vào mùa xuân, khi thời tiết nóng ẩm, chuyển mùa. Trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 1 – 4 tuổi, là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất.
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10 -14 ngày, bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện ra ngoài, với các triệu chứng như:
Mụn nước (hay còn gọi là nốt thủy đậu) thường có đường kính khoảng từ 1-3mm, có chứa dịch trong. Khi phát bệnh, người bệnh có thể bắt đầu nổi vài mụn, sau đó lan rộng toàn thân trong khoảng 12-24 giờ. Theo một nghiên cứu, trong suốt thời gian bị thủy đậu, bệnh nhân có thể nổi hơn 500 nốt mụn nước. Một số trường hợp bệnh nặng, mụn nước có kích thước lớn hơn, dễ bị nhiễm khuẩn, khiến mụn nước chứa mủ, có màu đục.
Thông thường, thủy đậu sẽ kết thúc sau khoảng 7-10 ngày kể từ khi phát bệnh. Lúc này, các nốt mụn nước khô dần, đóng vảy và bong ra, có thể để lại sẹo thâm ở vị trí nổi mụn nước. Riêng tại các nốt thủy đậu có biểu hiện nhiễm khuẩn, chúng có thể để lại sẹo lõm sau khi hết bệnh.
Bệnh thủy đậu ở trẻ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc chủ quan trong chăm sóc và điều trị thủy đậu có thể khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm não,… Vì vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần theo dõi và điều trị bệnh sớm.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm, trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên tồi tệ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Đối với thai phụ, thủy đậu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Cụ thể, ở 3 tháng đầu thai kỳ, virus không chỉ khiến nguy cơ sảy thai tăng cao mà có thể khiến trẻ sinh ra có thể bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, bại não, sẹo bẩm sinh, chân tay co gồng,… Mặt khác, khi thai phụ mắc bệnh vào những ngày cuối của thai kỳ hay khi sanh, thủy đậu có thể lây bệnh trực tiếp cho trẻ, khiến trẻ nổi nhiều nốt mụn nước, dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp,…
Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Tức, trẻ khỏe mạnh sẽ nhiễm virus gây bệnh qua tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí được phát ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bên cạnh đó, trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vết ban hay gián tiếp qua các vật dụng cá nhân, quần áo, ga trải giường có dính chất dịch ban ngứa.
Nguy cơ bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh lên đến 90% đối với người chưa từng bị thủy đậu và chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh này. Khi mắc bệnh, virus thủy đậu có thể bắt đầu lây truyền từ người này từ 1 – 2 ngày trước khi nổi mụn nước và kéo dài cho đến khi các nốt thủy đậu đóng vảy, rụng đi.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất và mang lại hiệu quả lâu dài nhất, giúp cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh là tiêm vacxin phòng thủy đậu. Theo nghiên cứu, có khoảng 90% người đã tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin ngừa thủy đậu sẽ có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Chỉ khoảng 10% còn lại có thể mắc thủy đậu mặc dù đã tiêm đủ vacxin nhưng bệnh thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, ít nốt mụn nước và nguy cơ gặp biến chứng rất thấp. (1)
Tùy thuộc vào từng độ tuổi, loại vacxin, liều lượng vacxin cần tiêm sẽ khác nhau:
Đối với vacxin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc): sử dụng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên, chưa có miễn dịch
Đối với vacxin Varilrix (Bỉ): sử dụng có trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và ngươi chưa có miễn dịch:
Bên cạnh đó, phụ huynh nên chủ động thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ gồm:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những thông tin hữu ích về biến chứng thủy đậu ở trẻ em. Mặc dù phần lớn bệnh xảy ra lành tính nhưng bố mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ mắc bệnh. Đối với bệnh thủy đậu, tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện đẻ được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn điều trị theo phác đồ phù hợp nhằm giúp trẻ nhanh hết bệnh, ngăn chặn bệnh gây biến chứng.