Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh mạn tính gây viêm đường thở thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng 3,9% dân số Việt Nam với khoảng 4 triệu người bệnh. Hen phế quản khiến người bệnh khó thở, thở khò khè, đau ngực. Thuốc corticoid dạng hít là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả thường được kê đơn để điều trị bệnh hen phế quản. Vậy thuốc corticoid dạng hít là gì? Tác dụng và lưu ý khi sử dụng như thế nào? Bác sĩ CKI Vương Mỹ Dung, khoa ICU, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này.
Corticoid dạng hít là thuốc giúp làm giảm phản ứng viêm và co thắt đường thở, dùng điều trị bệnh hen suyễn, các vấn đề về hô hấp khác bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). (1)
Corticoid dạng hít được sử dụng bằng cách đưa ống hít lên miệng, hít vào từ từ trong khi ấn vào hộp gắn với ống hít, thuốc sẽ được đưa ngay vào phổi của người bệnh.
Corticoid dạng hít thường dùng để điều trị lâu dài đối với người bệnh hen suyễn, sử dụng mỗi ngày để ngăn các cơn hen suyễn, giữ cho phổi khỏe mạnh. Corticoid dạng hít đôi khi cũng được dùng cùng với corticoid đường uống.
Corticoid dạng hít có hoạt tính glucocorticoid mạnh, hoạt động trực tiếp ở cấp độ tế bào, đảo ngược tính thấm ở mao mạch, ổn định lysosomal giúp giảm viêm. Corticoid khi dùng có tác dụng từ từ khoảng vài ngày đến vài tuần để đạt hiệu quả tối đa, thời gian chuyển hóa qua gan lên đến 24 giờ. (2)
Corticosteroid dạng hít trong điều trị hen phế quản là thuốc kiểm soát lâu dài hiệu quả, giúp giảm sưng, giảm co thắt đường thở. Các loại corticosteroid dạng hít thường được sử dụng bao gồm: thuốc Fluticasone (Flovent HFA, Arnuity Ellipta), Budesonide (Pulmicort Flexhaler), Mometasone (Asmanex Twisthaler), Beclomethasone (Qvar RediHaler), Ciclesonide (Alvesco). (3)
Dùng corticoid dạng hít thường xuyên giúp kiểm soát các cơn hen suyễn. Tuy nhiên, trẻ em sử dụng corticosteroid dạng hít trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm chậm phát triển.
So với corticoid dùng đường toàn thân thì corticoid dạng hít thường ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ corticoid thường gặp bao gồm: kích ứng miệng và cổ họng; nhiễm nấm họng. Nếu người bệnh đang dùng corticoid dạng hít, cần súc miệng bằng nước sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ thuốc còn đọng lại trong miệng.
Corticoid dạng hít bằng miệng hoặc dạng khí dung hít từ mũi thường dùng trong điều trị hen phế quản. Hầu hết người bệnh sử dụng corticoid dạng hít khi bệnh nhẹ hoặc từng dùng thuốc giãn phế quản hít salbutamol, terbutaline nhưng không đáp ứng hoặc bệnh đã nặng hơn, phụ thuộc corticoid đường uống. Corticoid toàn thân đi vào máu, tác động lên toàn bộ cơ thể còn corticoid dạng hít sẽ tác động trực tiếp lên phổi từ 10% – 50%, còn 80% – 85% khi đến dạ dày, bất hoạt ở gan.
Corticoid dạng hít dùng liều thấp khá an toàn trong thời gian dài để điều trị hen suyễn. Thuốc corticoid liều thấp hoặc vừa sẽ ảnh hưởng nhẹ đến sự tăng trưởng, giảm chiều cao khoảng 1cm ở trẻ trong năm đầu sử dụng và sau đó sẽ không bị ảnh hưởng nữa. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng corticoid dạng hít điều trị hen phế quản nên theo dõi chiều cao thường xuyên.
Các loại corticoid dạng hít trong điều trị hen suyễn gồm có: (4)
Các loại thuốc này sẽ được sử dụng thông qua 3 thiết bị khác nhau như:
Một số tác dụng phụ của corticoid dạng hít không ai mong muốn xảy ra bao gồm:
Nấm miệng hoặc tưa miệng là tác dụng phụ thường gặp khi dùng corticoid dạng hít. Nấm miệng là tình trạng nhiễm trùng nấm men trong miệng hoặc cổ họng, quan sát thấy có một lớp màng trắng trên lưỡi. Bệnh tưa miệng còn có các triệu chứng khác như: lưỡi, má, amidan hoặc nướu sưng; vết sưng gây chảy máu; đau; khó nuốt; da nứt và khô ở khóe miệng.
Người bệnh cần súc miệng bằng nước sạch sau khi dùng corticoid hít để ngăn bệnh tưa miệng. Dùng thiết bị đệm với ống hít cũng được khuyên dùng để ngăn nấm miệng. Nếu người bệnh phát hiện tưa miệng nên đến bác sĩ khám để điều trị sớm bằng thuốc kháng nấm đường uống hoặc dạng viên nén, viên ngậm hay nước súc miệng. Bệnh tưa miệng sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần điều trị.
Một số người dùng corticoid dạng hít sẽ khaàn tiếng do tác dụng của thuốc lên các cơ của dây thanh âm.
Thuốc hít định liều như: Qvar Redihaler (beclomethasone), Asmanex HFA (mometasone), Flovent HFA (fluticasone) ít gây khàn giọng hơn so với thuốc hít bột khô (Pulmicort Flexihaler (budesonid), Asmanex Redihaler, Flovent Diskus).
Corticoid liều cao hiếm khi gây viêm thanh quản trào ngược. Nếu axit dạ dày trào ngược lên cổ họng khiến viêm dây thanh quản hoặc đau nên giảm liều dùng corticoid hoặc chuyển đổi sử dụng thuốc khác.
Ho hoặc khò khè xuất hiện sau khi hít thuốc corticoid phản ứng với phế quản. Người bệnh nên hít thuốc chậm để phòng ho, khò khè. Nếu tình trạng ho hoặc khò khè không khỏi hoặc nặng hơn cần dừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ biết để thay đổi phương pháp điều trị.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid dạng hít bao gồm:
Bảo quản thuốc nên để ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc nơi có độ ẩm cao hoặc ánh sáng mạnh, tránh xa tầm tay của trẻ em. Người bệnh cũng không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc bảo quản theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tương tác của thuốc khi dùng điều trị bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường corticoid dạng hít sẽ có tác dụng trong 24 giờ, hiệu lực thể hiện sau thời gian nhất định (với fluticasol dùng khoảng 2 – 4 ngày sẽ có hiệu quả).
Người bệnh sử dụng thường xuyên cần đảm bảo đúng thời gian giữa các lần dùng. Khi bắt đầu điều trị, thuốc Fluticason sử dụng 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối, sau đó sẽ giảm liều dùng 1 lần/ngày.
Khi bắt đầu dùng thuốc corticoid dạng hít nên kết hợp với các thuốc giãn phế quản, kháng histamin hoặc corticoid uống để mang lại hiệu quả nhanh, sau đó ngừng chỉ duy trì dùng 1 loại corticoid dạng hít. Các thuốc này đều phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên sử dụng corticoid dạng hít điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi, còn thuốc beclomethason không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Người bệnh lao cũng thận trọng khi dùng corticoid để tránh làm bệnh nặng hơn. Corticoid dạng hít cũng ức chế quá trình lành vết thương nên chỉ sử dụng khi các tổn thương ở đường hô hấp đã phục hồi.
Liều dùng của các loại thuốc corticoid điều trị viêm mũi dị ứng cũng sẽ thay đổi theo từng loại khác nhau. Người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, tránh tự ý đổi thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Corticoid dạng hít sẽ có một số sản phẩm chứa thành phần dễ gây dị ứng với thuốc khác nên cần thận khi sử dụng. Để dùng thuốc corticoid điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh như dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc đang dùng loại thuốc nào khác để tránh tương tác thuốc khi sử dụng. Vì thuốc corticoid có thể ảnh hưởng khả năng hoạt động của thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng hoặc tăng tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu người bệnh đang mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, khoa Hô hấp, khoa ICU, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chuyên điều trị bệnh có liên quan đến việc sử dụng thuốc corticoid. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn nội tiết tố… giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, an toàn, nhanh chóng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đã chia sẻ cụ thể về corticoid dạng hít với những tác dụng và lưu ý khi sử dụng. Người nên thận trọng khi sử dụng corticoid để điều trị bệnh để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng corticoid nên được bác sĩ chỉ định để giúp người bệnh điều trị hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe.