Một số loại thuốc trị đau thần kinh tọa cho thấy đem đến hiệu quả cải thiện đáng kể. Tùy theo từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Theo đó, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị tích cực đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
Đau thần kinh tọa là tình trạng cơn đau xuất phát từ hông, di chuyển đến lưng, mông và chân với các triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa) bị kích thích, chèn ép hoặc chấn thương. Khi các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không mang đến hiệu quả cải thiện, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau.
Thuốc trị đau thần kinh tọa thường được sử dụng phổ biến trong điều trị cơn đau cấp tính với khuyến cáo dùng thời gian ngắn. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp dựa trên những nguyên nhân cơ bản và các yếu tố liên quan, bao gồm: tuổi tác, sức khỏe tổng quát, nguy cơ dị ứng. (1)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, có tác dụng giảm viêm và giảm đau thần kinh tọa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuôc này không được khuyến cáo sử dụng đối với người bệnh có bệnh lý nền, điển hình như bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, NSAID còn có khả năng gây kích ứng mô dạ dày nên luôn được khuyên dùng sau bữa ăn.
Thuốc kê đơn được chỉ định trong trường hợp thuốc chống viêm không steroid hoàn toàn không đem lại hiệu quả. Theo đó, bác sĩ thường kê toa ngắn ngày (từ 2 – 6 tuần) để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Loại giảm viêm điển hình là methylprednisolone và prednisone, được sử dụng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa cấp tính do viêm rễ thần kinh cột sống.
Thuốc giãn cơ, chẳng hạn như cyclobenzaprine có tác dụng thư giãn các cơ bị căng và giảm co thắt đáng kể. Những triệu chứng này thường xuất hiện do một số bệnh lý tiềm ẩn gây đau thần kinh tọa, bao gồm các vấn đề về đĩa đệm, thắt lưng hoặc cơ vùng chậu. Tuy nhiên, do tác dụng phụ và nguy cơ gây nghiện, nhóm thuốc giãn cơ được chỉ định sử dụng thận trọng, không phù hợp với người mắc bệnh gan, thận hoặc tim.
Steroid đường uống có thể làm giảm viêm rễ thần kinh tọa
Đối với chứng đau thần kinh tọa mãn tính, các bác sĩ có thể kê toa thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm. Những loại này đã được chứng minh về hiệu quả cải thiện tích cực. Để giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ tiềm ẩn, quá trình sử dụng thường bắt đầu với liều thấp và tăng dần về sau. (2)
Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể giúp kiểm soát cơn đau dây thần kinh một cách đáng kể. Theo đó, các bác sĩ thường chỉ kê toa amitriptyline và nortriptyline với liều lượng thấp hơn so với điều trị trầm cảm. Các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: khô miệng, táo bón, tăng hoặc giảm cân, hạ đường huyết, phát ban và tăng nhịp tim.
Những loại thuốc này có tác dụng giảm tín hiệu đau trong dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa). Người bệnh có thể mất từ 3 – 4 tuần để nhận thấy tác dụng rõ rệt và đặc biệt phải duy trì dùng liên tục ngay cả khi triệu chứng thuyên giảm. Nhóm thuốc chống co giật thường được chỉ định bao gồm: gabapentin và pregabalin. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, run, phát ban và tăng cân.
Thuốc thường được chỉ định đối với những trường hợp được chẩn đoán lâm sàng mắc chứng đau thần kinh tọa, không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà. Theo đó, liều lượng và thời gian sử dụng cho từng trường hợp, từng loại thuốc là khác nhau. (3)
Bên cạnh nhóm thuốc trị đau thần kinh tọa bằng đường uống, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp một số phương pháp khác, bao gồm:
Một số loại thuốc mỡ, gel và kem có thể giúp giảm đau dây thần kinh tọa bằng cách thay đổi lưu lượng máu, cải thiện viêm và gây tê. Dưới đây là những chế phẩm thường được chỉ định:
Về bản chất, thuốc bôi có tác dụng cục bộ nên thường đem đến hiệu quả giảm đau ngay lập tức. Một số loại có thể gây kích ứng da, nên ban đầu chỉ nên dùng một lượng nhỏ.
Đau dây thần kinh tọa bắt nguồn từ cột sống thắt lưng, sau đó di chuyển xuống đùi và chân. Vì vậy, khi dùng thuốc bôi ngoài da, người bệnh nên tập trung vào phần xương chậu phía sau (nơi chứa rễ dây thần kinh tọa) để kiểm soát cơn đau đồng thời làm dịu các dây thần kinh gần đó.
Khi cảm thấy tình trạng đau nhức đã cải thiện sau bôi thuốc, người bệnh hãy thử thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng vùng lưng dưới. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách giảm bớt sự chèn ép dây thần kinh tọa và tăng cường sức mạnh cho các mô.
Miếng dán có chứa lidocaine (một loại thuốc gây tê cục bộ) thường được chỉ định dùng trong điều trị đau thần kinh tọa. Tác dụng chủ yếu là gây tê liên tục, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
Chứng đau dây thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho quá trình vận động hàng ngày. Tuy nhiên, việc nằm liên tục trên giường thường không được khuyến khích. Thay vào đó, người bệnh nên tập luyện một số hoạt động nhẹ nhàng để cơ, xương, khớp được linh hoạt. Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng nhưng kéo dài hơn một vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng vật lý trị liệu. Các bài tập phù hợp sẽ giúp giảm đau vằ ngăn ngừa tình trạng tái phát một cách hiệu quả.
Một số trường hợp thấy giảm đau đáng kể nhờ vào các liệu pháp bổ sung và thay thế, điểm hình như: phản hồi sinh học và châm cứu. Tuy nhiên, giải pháp này hiện vẫn chưa được các nghiên cứu khoa học chứng minh về hiệu quả thực sự mang lại. (4)
Sau đây là tổng hợp một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc trị đau thần kinh tọa. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để tránh xảy ra tương tác không mong muốn:
Đau thần kinh tọa có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Trường hợp đầu tiên thường tự khỏi trong vòng vài tuần. Trong khi đó, cơn đau thần kinh tọa mãn tính có nguy cơ kéo dài suốt đời với triệu chứng đau nhức thường xuyên, mặc dù mức độ thường nhẹ hơn cấp tính. Nếu người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống… nhưng không có cải thiện, can thiệp phẫu thuật có thể được chỉ định. Đây là lựa chọn cuối cùng để giúp giảm đau và phục hồi khả năng vận động.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về các loại thuốc trị đau thần kinh tọa thường được sử dụng phổ biến. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thể nhiều cập nhật hữu ích để kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình một cách hiệu quả.