Việc dùng thuốc điều trị loãng xương là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao dành cho người bệnh. Tuy nhiên, quá trình sử dụng bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tối đa tác dụng phụ và các vấn đề không mong muốn.
Thuốc điều trị loãng xương được chỉ định sử dụng cho những người có kết quả kiểm tra mật độ xương với điểm T từ -2,5 trở xuống (chẳng hạn như -3,3 hoặc -3,8), được chẩn đoán loãng xương. Ngoài ra, những trường hợp giảm mật độ xương có kèm theo yếu tố nguy cơ cao vẫn có thể dùng nếu bác sĩ tư vấn. Tuy nhiên, để biết chính xác liệu cơ thể có đủ điều kiện để sử dụng thuốc điều trị hay không, người bệnh sẽ phải trải qua quá trình đánh giá từ công cụ y khoa. Kết luận đưa ra sẽ dựa trên kết quả về mật độ xương và yếu tố nguy cơ. (1)
Đối với các nguồn thực phẩm bổ sung, mặc dù không được quy định chi tiết như thuốc kê đơn nhưng điều này không đồng nghĩa với việc luôn luôn an toàn cho tất cả người dùng. Chẳng hạn, những chất bổ sung Canxi từ thực vật, tảo,… được bác sĩ yêu cầu sử dụng để tăng cường sức khỏe cho xương khi cơ thể không thể tự tổng hợp qua chế độ ăn thông thường. Hàm lượng được khuyến nghị là từ 1.000 – 1.200 mg/ngày. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều hơn mức này hoàn toàn không giúp xương khỏe hơn, ngược lại còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, táo bón và tích tụ Canxi trong máu.
Tương tự đối với các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D, người sử dụng cũng cần tuân theo chỉ định cụ thể sau khi kiểm tra nồng độ chất trong máu. Thực tế, Stronti được quảng cáo là hữu ích đối với bệnh loãng xương nhưng chưa bao giờ được chấp thuận tại Mỹ. Một phiên bản kê đơn của Strontium Ranelate xuất hiện nhưng ngay sau đó bị loại bỏ ra khỏi thị trường do tác dụng phụ nghiêm trọng.
Vì vậy, dù thuốc kê đơn điều trị loãng xương hay thực phẩm chức năng, khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mục đích chính nhằm để hiểu rõ về lợi ích mang lại cũng như các rủi ro có thể gặp trong quá trình dùng.
Hiện nay, thuốc điều trị loãng xương rất đa dạng. Người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình. (2)
Bisphosphonates là thuốc loãng xương dành cho phụ nữ sau mãn kinh, người già, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (nghiện rượu bia, thuốc lá,…), có tác dụng ức chế quá trình hủy xương (nên còn được gọi là Thuốc chống hủy xương). Nhóm thuốc này có nhiều lựa chọn, chế độ sử dụng và nhãn hiệu khác nhau. Cụ thể gồm:
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của Bisphosphonates bao gồm một số triệu chứng giống như cúm (sốt, nhức đầu), ợ chua và suy giảm chức năng thận. Thậm chí, dấu hiệu nghiêm trọng hơn là hoại tử xương hàm, gãy xương đùi do chấn thương thấp,… Nguy cơ xảy ra những triệu chứng này sẽ tăng lên khi dùng thuốc kéo dài trên 5 năm.
Nhóm này bao gồm Estrogen, Testosterone và chất điều biến thụ thể Estrogen chọn lọc Raloxifene (Evista®). Cụ thể như sau:
Ngoài ra, Calcitonin-salmon (Fortical® và Miacalcin®) là một loại hormone tổng hợp, có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương sống. Hormone có thể đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc hít trực tiếp qua mũi. Một số tác dụng phụ được ghi nhận gồm: chảy nước mũi, chảy máu cam (đối với dạng hít), phát ban, đỏ mặt (đối với dạng tiêm) và nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, Calcitonin-salmon không được khuyến khích là lựa chọn đầu tiên.
Denosumab (Prolia®) là sản phẩm được sử dụng dưới dạng tiêm sáu tháng một lần cho phụ nữ và nam giới. Thuốc là lựa chọn thay thế khi các phương pháp điều trị khác không thành công.
Denosumab (Prolia®) có thể sử dụng được ngay cả trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nghiêm trọng cũng được ghi nhận như nhiễm trùng, tổn thương xương đùi, xương hàm,…
Những sản phẩm này đem đến nhiều tác dụng có lợi đối với người bị loãng xương. Trong đó, ba loại đã được phê duyệt gồm:
Đối với sản phẩm này, sau khi ngưng dùng, lợi ích cũng sẽ biến mất, do đó người bệnh sẽ cần dùng đến một loại thuốc điều trị khác. Điều này giúp đảm bảo duy trì sự phát triển của xương mới.
Bisphosphonates là loại thuốc chữa loãng xương phổ biến nhất, thường được dùng trong ít nhất từ 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ để xác định xem người bệnh có cần dùng tiếp hoặc đổi sang thuốc mới hay không. Những tác dụng phụ do Bisphosphonates gây ra cũng đã được ghi nhận, trong đó hai triệu chứng nghiêm trọng nhất là: (3)
Hai biến chứng này rất hiếm gặp, tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh ngưng dùng Bisphosphonates sau 3 – 5 năm. Con số này có thể thay đổi dựa vào mức độ loãng xương nặng hoặc nhẹ.
Các loại thuốc loãng xương và thực phẩm chức năng bổ sung Canxi, Vitamin D là rất cần thiết đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên khi tìm kiếm, sử dụng sản phẩm, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau: (4)
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp 4 loại thuốc điều trị loãng xương đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với những cập nhật hữu ích này, người bệnh sẽ tìm được sản phẩm phù hợp nhất cho tình trạng đang gặp phải. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa là thực sự cần thiết và quan trọng.