Chế độ dinh dưỡng đủ các vitamin và khoáng chất trong 2 năm đầu cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não, sức khỏe lâu dài của trẻ.
Theo công bố từ Học viện Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics), có một số chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với trẻ, mà nếu bỏ qua có thể gây ra hậu quả suốt đời, như ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc sau này của trẻ (chậm phát triển về thể chất), ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường não bộ (chậm phát triển về trí tuệ). Những chất dinh dưỡng này bao gồm sắt, kẽm, đồng, choline – một chất dinh dưỡng quan trọng tương tự như các Vitamin B, và Vitamin D.
Cùng với các chất dinh dưỡng nhận được trong khi còn là bào thai, thực phẩm mà trẻ tiêu thụ trong 2 năm đầu đời có ảnh hưởng sâu đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài. Các rủi ro về sức khỏe của trẻ em và người lớn như nguy cơ béo phì, cao huyết áp và tiểu đường,… được chứng minh là liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng sớm ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, còn gọi là 1.000 ngày vàng trong cuộc đời của một đứa trẻ, tức là từ khi thụ thai đến 2 tuổi).
Giai đoạn vàng 2 năm đầu đời còn là thời gian quan trọng nhất của cuộc đời để trẻ phát triển não bộ, bao gồm kiểm soát trí nhớ, xử lý, lập kế hoạch và khả năng chú ý. Việc bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng não bộ không thể phục hồi. Trên thực tế, dinh dưỡng không đầy đủ trong hai năm đầu đời có liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch, các vấn đề về hành vi (trẻ kém linh hoạt, thường xuyên quấy khóc, cơ thể chậm chạp hơn bạn cùng lứa tuổi, giao tiếp xã hội kém), chỉ số IQ thấp hơn, giảm phát triển trí não, giảm học hỏi, tiếp thu ở trường,…
Theo Sarah Jane Schwarzenberg – Giáo sư Nhi khoa tại Đại học Minnesota: “Phụ huynh có thể cải thiện sức khỏe lâu dài của trẻ bằng cách quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn 1.000 ngày vàng”.
Tiến sĩ Schwarzenberg cho biết, những “siêu thực phẩm” đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí não sớm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi, bao gồm: (1)
Ngoài ra cơ thể bé cần cần các loại vitamin như:
Phụ huynh lưu ý, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường, sữa chua, phô mai, bơ,… mặc dù đều tốt nhưng không được khuyến khích làm thực phẩm chính cho trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng. Thay vào đó, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Phụ huynh có thể dùng một ít sữa để nấu ăn hoặc nướng bánh cho trẻ.
Các tổ chức về sức khỏe bao gồm Viện Hàn lâm bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP), Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA), Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, vì sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có những acid béo không no đa nối đôi giúp cho não, hệ thần kinh và thị lực của trẻ phát triển tốt hơn.
Mẹ cũng có thể giúp thai nhi tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất trước và trong quá trình mang thai theo tư vấn của bác sĩ sản khoa; cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên; khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt và kẽm, chẳng hạn như thịt xay nhuyễn và ngũ cốc tăng cường; trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh; đặc biệt chế độ dinh dưỡng ở trẻ đang độ tuổi tập đi nên là các thực phẩm giàu chất sắt, như thịt và đậu,…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH