Nồng độ oxy trong máu thấp có thể làm các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động và đe dọa tính mạng người bệnh. Thở oxy qua mặt nạ là một phương pháp điều trị y tế có khả năng cứu mạng cho người bệnh gặp các vấn đề về phổi và không thể hấp thụ đủ oxy khi hô hấp. Vậy thở oxy qua mặt nạ là gì? Ưu điểm và nhược điểm, những lưu ý cần biết của phương pháp này là gì?
Oxy là một loại khí có trong không khí, rất cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật. Trong quá trình hít thở, phổi sẽ hấp thụ oxy từ không khí, đưa oxy đến máu, từ đó tuần hoàn đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh cần bổ sung oxy nếu cơ thể đang bị thiếu oxy như trong các tình trạng, bệnh sau đây: (1)
Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng oxy trong máu động mạch để quyết định có nên tiến hành liệu pháp oxy hay không. Một cách khác để kiểm tra là sử dụng máy đo oxy xung kẹp vào ngón tay, đo gián tiếp nồng độ oxy hoặc độ bão hòa oxy trong máu mà không cần lấy máu. Nồng độ oxy bình thường trong máu động mạch dao động từ 75 – 100 mmHg. Người bệnh có mức oxy dưới 60 mmHg sẽ cần bổ sung oxy.
Người sinh sống hoặc đến khu vực núi cao cũng có thể cần bổ sung oxy, bởi vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ oxy trong không khí thấp, dễ dẫn đến khó thở mà nhiều người gọi chứng say độ cao.
Liệu pháp oxy là phương pháp đưa oxy vào cơ thể khi phổi không nhận đủ oxy để phân phối đến các cơ quan trong cơ thể. Phương pháp này giúp cung cấp oxy cho máu động mạch và bổ sung đủ oxy để cơ thể hoạt động bình thường.
Tình trạng thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Chỉ sử dụng liệu pháp oxy khi được nhân viên y tế thực hiện quy trình bằng cách sử dụng ống thông hoặc mặt nạ.
Thở oxy qua mặt nạ (mask) là phương pháp dùng mặt nạ làm tăng thêm nồng độ oxy khí thở vào (FiO2), giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Mặt nạ thở oxy có thể được phân thành 2 loại cơ bản:
Liệu pháp oxy mang lại tác động tích cực đến người đang trong tình trạng bị thiếu oxy. Trong các trường hợp cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, thường xuyên sử dụng liệu pháp oxy cho phép người bệnh năng động và linh hoạt hơn trong sinh hoạt thường nhật, giúp giảm triệu chứng khó thở. Phương pháp này cũng có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ cũng như cuộc sống và trong nhiều trường hợp, có khả năng kéo dài tuổi thọ. (2)
Liệu pháp oxy cũng có thể làm giảm các triệu chứng như:
Liệu pháp oxy cũng góp phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em mắc bệnh phổi mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng như đau đầu hoặc thay đổi hành vi do nồng độ oxy thấp.
Người thở oxy qua mặt nạ có thể gặp các tác dụng phụ như khô mũi hoặc chảy máu mũi, mệt mỏi và đau đầu vào buổi sáng hoặc các rủi ro như sau: (3)
Tuân thủ đúng quy trình thực hiện thở oxy qua mặt nạ giúp phòng tránh và hạn chế các rủi ro xảy ra trong suốt quá trình điều trị:
Bác sĩ hoặc nhân viên y tế tạo hồ sơ bệnh án bao gồm các thông tin cá nhân cũng như tình trạng sức khỏe trước khi cho người bệnh thở oxy qua mặt nạ. Người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo về quy trình thực hiện, sau đó được hướng dẫn nằm cạnh nguồn oxy và làm thông thoáng đường thở trên.
Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu lâm sàng như đánh giá tri giác, tình trạng da niêm mạc của người bệnh, nhịp thở, mạch đập, dấu hiệu gắng sức,… Sau đó, nhân viên y tế chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện y tế để tiến hành cho người bệnh thở oxy qua mặt nạ như: máy đo SpO2, cột đo lưu lượng oxy, mặt nạ (mặt nạ đơn giản, mặt nạ có túi dự trữ – không có van 1 chiều, mặt nạ có túi dự trữ – van 1 chiều) và dây dẫn oxy.
Bác sĩ khử trùng, đeo găng tay y tế và lắp cột đo lưu lượng vào nguồn cấp oxy, sau đó lắp bình làm ẩm vào cột lưu lượng. Ở đầu ra cột lưu lượng hoặc bình làm ẩm, bác sĩ sẽ lắp dây dẫn oxy. Kế đó là lắp mặt nạ vào dây dẫn, điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp, tùy thuộc từng trường hợp khác nhau theo đúng chỉ định.
Sau đó, bác sĩ kiểm tra các mối nối để đảm bảo không có chỗ nào bị hở. Tiếp theo là áp mặt nạ phủ kín mũi và miệng người bệnh, cố định chắc chắn để chúng không rơi ra hoặc gây khó chịu cho người bệnh.
Trong 30 phút đầu tiên khi bắt đầu thở oxy, người bệnh cần được theo dõi liên tục bằng máy SpO2 để đánh giá hơi thở, nhịp tim, mức độ gắng sức, tri giác và màu da để bác sĩ có thể điều chỉnh mức độ oxy phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ quan sát vùng da tiếp xúc với mặt nạ để xem có phản ứng dị ứng với chất liệu mặt nạ hay không.
Sau từ 1 – 2 giờ thở oxy, có thể tháo mặt nạ, lau hơi nước bám trên mặt nạ và lau mặt cho người bệnh. Khi người bệnh đã ổn định, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu như trên với tần suất 2-3 giờ/lần để có thể điều chỉnh lượng oxy và đảm bảo chỉ số SpO2 nằm trong ngưỡng cho phép. Nếu người bệnh phải thở oxy trong thời gian dài, tiến hành thay dây dẫn, bình làm ẩm và mặt nạ hàng ngày.
Một số người mắc bệnh mạn tính cần oxy để duy trì sự sống, trong khi những người khác chỉ cần thở oxy qua mặt nạ trong thời gian ngắn cho đến khi khỏi bệnh, tùy theo chỉ định từ bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể cần sử dụng liệu pháp oxy 24 giờ một ngày hoặc cũng có thể chỉ cần thêm oxy khi ngủ hoặc khi vận động gắng sức.
Có. Thở oxy qua mặt nạ là liệu pháp an toàn cho người bệnh, tuy nhiên oxy cũng dễ gây hỏa hoạn. Vì sự an toàn của tất cả mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng chống cháy nổ như sau:
Dưới đây là các lưu ý cho người bệnh khi lựa chọn thở oxy qua mặt nạ:
Khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), BVĐK Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc được nhập khẩu từ Âu – Mỹ và là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu, luôn có mặt 24/7 để cùng đồng hành với người bệnh vượt qua thử thách sinh tử.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tùy theo tình trạng sức khỏe mà liệu pháp thở oxy qua mặt nạ có thể hỗ trợ hoặc đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự sống cho người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, sớm xuất viện.