Prick test (hay test lẩy da) là một trong số các phương pháp xét nghiệm có tính chính xác cao và được sử dụng trên toàn thế giới. Vậy test lẩy da (prick test) khi nào cần thực hiện? Có chính xác không?
Test lẩy da là một xét nghiệm dị ứng được sử dụng để xác định dị nguyên gây ra các triệu chứng dị ứng.
Test lẩy da dùng để kiểm tra phản ứng dị ứng tức thời với khoảng 50 dị nguyên khác nhau cùng lúc. Dị nguyên là những chất gây ra phản ứng dị ứng. khi tiếp xúc với dị nguyên, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ báo động và tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. (1)
Khi chất gây dị ứng kết hợp cùng một loại kháng thể cụ thể sẽ kích hoạt giải phóng các hóa chất, chẳng hạn như histamine, góp phần gây ra phản ứng dị ứng làm cho cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tình trạng:
Trong khi prick test là một xét nghiệm dành cho người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, test lẩy da rất hữu ích trong chẩn đoán các bệnh dị ứng khác như dị ứng không khí gây sốt cỏ khô, dị ứng thực phẩm, dị ứng phấn hoa, dị ứng nấm mốc, dị ứng lông thú cưng, dị ứng latex, dị ứng thuốc và dị ứng nọc độc của ong (nhất là ong bắp cày). (2)
Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện test lẩy da nếu người bệnh có các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn. Bài test sẽ giúp các bác sĩ xác định các dị nguyên gây ra phản ứng dị ứng hoặc làm cơn hen suyễn trầm trọng thêm. (3)
Test lẩy da có thể được thực hiện rộng rãi và khá an toàn cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh. Hiếm trường hợp test lẩy da gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tuy nhiên điều này vẫn có khả năng xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng, đặc biệt với trường hợp dị ứng thực phẩm. Bác sĩ luôn túc trực cùng người bệnh để nhận biết và điều trị kịp thời trong suốt quá trình kiểm định. (4)
Kỹ thuật test lẩy da tồn tại nhiều ưu điểm nhưng cũng có một vài nhược điểm so với các xét nghiệm khác:
Sau đây là các đối tượng nên và không nên test lẩy da:
Trước khi lên lịch kiểm tra da, hãy mang đến cho bác sĩ danh sách tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Một số loại thuốc có thể ức chế các phản ứng dị ứng, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả bài test. Các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong quá trình thử nghiệm.
Vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể ở các mức độ khác nhau, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng dùng một số loại thuốc trong tối đa 10 ngày. Các loại thuốc có thể can thiệp vào kết quả xét nghiệm da bao gồm:
Quy trình thực hiện kỹ thuật test lẩy da được tiến hành như sau:
Khoảng 15 phút sau khi thực hiện thử nghiệm, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu phản ứng dị ứng. Nếu người bệnh dị ứng với một trong những chất được thử nghiệm, da sẽ nổi một vết sưng tấy, đỏ, ngứa (hoặc mẩn đỏ) trông như vết muỗi đốt. Bác sĩ sẽ đo kích thước của vết sưng và ghi lại kết quả, sau đó làm sạch vùng da bằng cồn để loại bỏ dị nguyên khỏi da.
Có. Các bài xét nghiệm trên da có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, nếu liều lượng chất gây dị ứng nhiều, ngay cả những người không bị dị ứng với chúng cũng sẽ cho ra kết quả dương tính. Vì vậy không nên tự ý thực hiện xét nghiệm tại nhà khi chưa có sự đồng ý và giám sát từ bác sĩ y khoa.
Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TPHCM quy tụ đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực, cùng hệ thống và máy móc xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế giúp kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác và đảm bảo quá trình điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Thông qua bài viết, hy vọng độc giả đã hiểu hơn về test lẩy da. Test lẩy da khá đơn giản, hiệu quả với mức chi phí hợp lý. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng người bệnh nên thực hiện prick test ngay để ngăn chặn và điều trị dị ứng có khả năng phát sinh trong tương lai.