Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó ⅔ trường hợp cận thị. Có thể thấy, áp lực học tập cùng với sự tiếp cận dễ dàng của các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…) khiến tỷ lệ mắc tật khúc xạ tăng nhanh [1]. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và biện pháp phòng tránh tật khúc xạ cho con trẻ.
Tật khúc xạ đã quá quen thuộc với nhiều người, đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ các rối loạn về mắt [2]. Có 4 loại tật khúc xạ thường gặp bao gồm:
Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở đối tượng học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Thông tin từ Bộ Y tế năm 2020 cho thấy [3], tình trạng mắc các tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc từ 15%-20% ở học sinh nông thôn, 30%-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 – 15 tuổi trên cả nước, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ ở độ tuổi này khoảng 20%, tương đương gần 3 triệu em.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở mắt: di truyền và môi trường. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ không nhiều. Những người có cả cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng cao con cái cũng sẽ mắc phải.
Môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc các tật khúc xạ. Hiện những trường hợp mắc tật khúc xạ đều có điểm chung do thói quen sinh hoạt không hợp lý như: ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử,…
Ngoài ra, một vài nguyên nhân có thể kể đến như: thủy tinh thể bị lão hóa, tổn thương do chấn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…), vệ sinh mắt sai cách, tuổi tác,…
Tất cả các tật khúc xạ đều sẽ khiến thị lực kém đi. Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng để có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời.
Với trẻ em, hay nhíu mắt, nheo mắt khi đọc, chớp mắt hoặc dụi mắt nhiều là những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ. Các con có thể không biết tầm nhìn của mình đang bị ảnh hưởng ra sao, vì vậy phụ huynh cần hết sức lưu ý đến những cử chỉ, hành động thường ngày của trẻ để sớm phát hiện và phòng tránh cho con.
Tại những cơ sở thăm khám, điều trị các bệnh về mắt, quy trình đo khúc xạ sẽ được thực hiện thông qua bảng thị lực và máy khúc xạ tự động.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ để người bệnh nhìn bảng thị lực ở một khoảng cách thích hợp (thường 5m) và hỏi các ký tự, chữ số trên bảng để kiểm tra khả năng nhìn.
Nếu thị lực dưới 20/80, người bệnh sẽ được thử kính lỗ. Với từng loại kính lỗ, người bệnh sẽ nói lại với bác sĩ rằng mình nhìn rõ hay mờ, có cảm thấy đau mắt, chóng mặt hay không.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để tư vấn loại kính có độ khúc xạ phù hợp.
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt bằng máy đo khúc xạ tự động để xác định xem mắt có bị tật khúc xạ hay không. Kết thúc quá trình này, người bệnh sẽ nhận được một phiếu kết quả kiểm tra thị lực, bác sĩ sẽ căn cứ vào những chỉ số trên đó để giải thích, phân tích về tình trạng mắt.
Các chỉ số ghi trên tờ phiếu bao gồm [6]:
Một ví dụ về cách đọc kết quả đo khúc xạ, nếu kết quả đo khúc xạ trên phiếu ghi: OD: -2,00D, OS: +2D có nghĩa mắt phải bạn bị cận 2 độ, mắt trái bị viễn 2 độ.
Bên cạnh hai phương pháp trên, các bác sĩ có thể đánh giá khúc xạ thông qua soi bóng đồng tử ở bệnh nhân không có khả năng phản hồi (trẻ nhỏ, người khuyết tật về nhận thức hay thể chất).
Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân.
Từ các ống kính khác nhau trong khi quan sát phản xạ ánh sáng hoặc phản chiếu trong mắt bệnh nhân để xác định độ chính xác của tật khúc xạ.
Có 3 cách điều trị tật khúc xạ bao gồm: đeo kính mắt, đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Song song với phẫu thuật mắt bằng Lasik, thị lực có thể được cải thiện bằng phương pháp PRK (phẫu thuật cắt bỏ giác mạc bằng ánh sáng) [9], đây là một loại phẫu thuật mắt bằng laser khúc xạ ngoại trú giúp điều trị cận thị, viễn thị và loạn thị. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được khuyến cáo với một số đối tượng như: người có bệnh tăng nhãn áp, người đang mang thai hoặc đang cho con bú, người bị đục thủy tinh thể, có sẹo trong mắt hoặc từng chấn thương giác mạc,…
Những phương pháp phẫu thuật nói trên có thể gặp một số rủi ro không mong muốn, vì vậy trước khi lựa chọn phương pháp chữa tật khúc xạ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tật khúc xạ tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Do đó, cần chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Theo đó, nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, nhất là với những người đã mắc các tật khúc xạ. Đừng để khi có những dấu hiệu nghiêm trọng mới tìm đến bác sĩ.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cho bản thân thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh. Cải thiện môi trường học tập, làm việc đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm 50-60cm khi đọc sách hoặc khi sử dụng các thiết bị điện tử. Có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 để mắt được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian làm việc, học tập. Cụ thể, sau 20 phút làm việc với các thiết bị điện tử, nên cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa 20 feet (xấp xỉ 6m)
Với trẻ nhỏ, cần tập cho con ngồi học đúng tư thế, kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh. Bên cạnh thời gian học tập nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời, dắt trẻ thăm khám mắt mỗi 6 tháng/lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như: mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở,… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.
Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt (cung cấp nhiều vitamin A); cải bó xôi, trứng (nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin hỗ trợ bảo vệ võng mạc), sữa và các sản phẩm từ sữa (chứa vitamin A và kẽm)…
Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Khi gặp những triệu chứng liên quan đến tật khúc xạ, hãy nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.