Ước tính, ngạt khói chiếm 50% – 80% nguyên nhân gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn. Vậy khi thấy nạn nhân ngạt khói, bạn có biết cách sơ cứu? Hãy tìm hiểu cách sơ cứu người bị ngạt khói đám cháy hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Tổn thương do hít khói là thuật ngữ đề cập đến tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổi do nhiệt, khói hoặc các chất kích thích hóa học được đưa vào đường thở khi hít vào. Biểu hiện là tổn thương nhiệt, hóa chất và nhiễm độc toàn thân hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những tổn thương này. Tổn thương do nhiệt chủ yếu ở đường hô hấp trên, tổn thương do hóa chất đối với đường hô hấp trên và dưới và ảnh hưởng toàn thân của khí độc như Carbon monoxide (CO) và Cyanide (CN). Tử vong sớm trong đám cháy chủ yếu do thiếu oxy, kết quả của nồng độ oxy thấp (do tiêu thụ nhanh chóng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy) và hít phải khí CO và CN nồng độ cao (dẫn đến không thể sử dụng oxy ở cấp độ mô).
Vị trí và mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn lửa, kích thước của các hạt trong khói, thời gian tiếp xúc, độ hòa tan của khí và cách sơ cứu ban đầu.
Các dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay gồm có:
Các màng nhầy trong đường hô hấp tiết ra nhiều hơn khi bị kích thích. Tăng sản xuất chất nhầy và co thắt phế quản dẫn đến phản xạ ho. Chất nhầy có thể trong, xám hoặc đen tùy thuộc vào mức độ các hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản và phổi nạn nhân. (1)
Do tổn thương trực tiếp đến đường hô hấp làm giảm cung cấp oxy cho máu.
Mặt khác, bản thân máu cũng giảm khả năng vận chuyển oxy do hóa chất trong khói hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy. Dẫn đến nạn nhân cố gắng thở nhanh để bù trừ cho tình trạng thiếu oxy này.
Tổn thương do nhiệt và các hóa chất có trong khói gây co thắt dây thanh quản, viêm và phù nề đường hô hấp trên dẫn đến nói khàn, nói khó.
Da có thể tái nhợt, hơi xanh hoặc đỏ do thiếu oxy, ngộ độc CO và bị bỏng khi tiếp xúc với lửa trong đám cháy.
Mắt có thể bị đỏ, khó chịu do khói và nguy cơ bỏng giác mạc.
Bồ hóng trong lỗ mũi hoặc cổ họng cho biết mức độ hít phải khói.
Trong tất cả các vụ hỏa hoạn, mọi người đều phơi nhiễm với lượng khí CO, CN khác nhau.
Nồng độ oxy thấp và hít khí độc có thể gây các triệu chứng khác nhau từ tim đập nhanh, thở nhanh, khó thở, buồn ngủ, buồn nôn và đau đầu ở nồng độ thấp đến rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, co giật và hôn mê ở nồng độ cao.
Nếu gặp người bị ngạt khói cần sơ cứu theo các bước dưới đây:
Khi sơ cứu nạn nhân bị ngạt khói cần lưu ý:
Để chẩn đoán ngạt khói, bác sĩ sẽ thực hiện các cách sau đây:
Khi đưa đến bệnh viện bác sĩ sẽ hỏi nạn nhân (nếu còn tỉnh) hoặc người đi cùng về các thông tin như: nguồn khói hít vào, tiếp xúc trong bao lâu, cách sơ cứu nạn nhân,… (2)
Bảng 1. Triệu chứng tổn thương do ngạt khói
Triệu chứng tổn thương do ngạt khói |
Bỏng mặt Cháy môi và lông mũi Thay đổi hô hấp (khàn giọng, thở rít, ho) Khó thở Tím Suy giảm thần kinh (bất tỉnh hiện tại hoặc tiền sử, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói) |
Đặc điểm ngộ độc CO |
Có bất kỳ dấu hiệu thần kinh cấp tính mới nào, ví dụ tăng tín hiệu cơ, Babinski (+) ECG có dấu hiệu thiếu máu Lâm sàng nhiễm toan đáng kể Nồng độ COHb ban đầu > 30% |
Triệu chứng ngộ độc hydrogen cyanide |
Lactate máu > 7 mmol/L Nhiễm toan tăng anion gap Giảm sự chênh lệch oxy động tĩnh mạch |
Ngộ độc hydrogen cyanide nặng |
Đau đầu, lú lẫn, co giật, mất ý thức, đồng tử mất phản xạ Loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ và trụy tim mạch |
Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm liên quan để chẩn đoán mức độ ngạt khói:
Phương pháp này giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có nhiễm các khí độc khi hít khói hay không – CO là một loại khí không màu không mùi, khi một người hít phải khí CO, nó có ái lực cao với hemoglobin (gấp 250 lần so với O2) sẽ kết hợp với các tế bào hồng cầu, thay thế oxy trong máu dẫn đến giảm lượng oxy được vận chuyển tới não và các cơ quan khác, từ đó gây ngộ độc và có thể tử vong nhanh chóng.
Mức độ tổn thương do ngạt khói rất đa dạng; từ tổn thương nhẹ ở nhân viên cứu hỏa sức khỏe tốt không bị bỏng da nhưng ho ra bồ hóng, đến đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ bị bỏng sâu, rộng, bất tỉnh do thiếu oxy và phơi nhiễm CO. Tuy nhiên, mỗi trường hợp tổn thương do hít khói có thể bao gồm: tổn thương nhiệt đường thở trên, tổn thương hóa chất đường thở dưới, ngộ độc toàn thân, các mảnh vụn nội phế quản, phản ứng viêm và nhiễm trùng thứ phát. Từ đó, có 2 cách điều trị ngạt khói: tiêu chuẩn điều trị hiện hành và các tùy chọn khác.
Bảng 2. Tóm tắt lựa chọn điều trị tổn thương ngạt khói do đám cháy
Mục | Tiêu chuẩn điều trị hiện hành (được sử dụng phổ biến) | Các tùy chọn khác (được sử dụng bởi một số bác sĩ, chưa đủ bằng chứng và chưa được chấp nhận rộng rãi) |
Chẩn đoán | Bệnh sử và khám lâm sàng | Nội soi phế quản, chụp xạ hình và CT scan |
Kèm theo phơi nhiễm CO | Oxygen đẳng áp 100% trong 6 giờ | Oxy cao áp |
Kèm theo phơi nhiễm cyanide | Hồi sức dịch hydroxycobalamin nếu nhiễm toan không giải thích được | Hydroxycobalamin theo kinh nghiệm, điều trị bổ sung sodium nitrite và sodium thiosulfate |
Chỉ định đặt nội khí quản | Có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở trên, không thể trao đổi khí, suy giảm tình trạng thần kinh | Tắc nghẽn đường thở trên, trao đổi khí kém và suy giảm tình trạng thần kinh |
Chiến lược thở máy | Thông khí kiểm soát áp lực bảo vệ phổi | Thông khí dao động tần số cao (Percussive ventilation); Thông khí Vt cao |
Kỹ thuật làm sạch phổi | Tự ho, hút mù nội phế quản nếu đặt NKQ (nội khí quản) | Nội soi phế quản lặp lại khi cần |
Bổ sung thuốc | Không | Khí dung heparin cùng với N-acetylcysteine |
Thuốc theo kinh nghiệm | Không | Steroid có hoặc không có kháng sinh |
Một số phương pháp để điều trị ngạt khói như:
Hỗ trợ oxy cho bệnh nhân ngạt khói là phương pháp điều trị chính. Oxy được cung cấp bằng ống thông mũi, mặt nạ,…
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng phù nề đường hô hấp trên (bỏng sâu ở mặt hoặc cổ, khò khè, khàn giọng), suy hô hấp hoặc trạng thái tinh thần thay đổi, sẽ được đặt nội khí quản để giữ cho đường thở được thông thoáng, để hỗ trợ thở, hút chất nhầy và giữ cho người bệnh không bị sặc do dịch tiết.
Phương pháp này, thường soi phế quản ống mềm để vệ sinh đường thở, loại bỏ các hạt dị vật, chất nhờn gây tắc nghẽn phế quản và các chất tiết viêm hình thành do hoại tử tế bào.
Nếu bệnh nhân bị ngộ độc khí carbon monoxide (CO), có thể xem xét cung cấp oxy cao áp. Phương pháp điều trị này, người bệnh được cung cấp oxy trong buồng nén cao áp, tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu.
Sau khi xuất viện, người bệnh cần chú ý các điều sau:
Để phòng ngừa hít phải khí độc khi xảy ra cháy, cần thực hiện các điều sau đây:
Để giảm thiểu, tối đa nguy cơ ngạt khói cần ngăn khả năng hỏa hoạn theo cách sau:
Khoa Cấp cứu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh luôn túc trực 24/7 để kịp thời cấp cứu người bệnh trong nhiều trường hợp như: ngạt khói, đuối nước, ngất xỉu, té ngã, suy hô hấp, suy đa cơ quan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng,… Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh với sự nhiệt huyết, tận tâm, chuyên nghiệp và được đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi và hạn chế di chứng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng qua bài viết trên mọi người sẽ nắm rõ được quy trình sơ cấp cứu cho nạn nhân ngạt khói và cách phòng ngừa hỏa hoạn. Ngạt khói không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp, mắt mũi, miệng mà trường hợp hít phải khí độc trong đám cháy có thể gây tử vong. Do đó, mỗi người cần nắm rõ cách sơ cứu khi ngạt khói và đảm bảo nhà ở có lối thoát hiểm, giữ bình tĩnh trong đám cháy, tránh nguồn khói, biết bảo vệ bản thân,… để giảm nguy cơ ngạt khói và bỏng khi hỏa hoạn xảy ra.