Nếu mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp thì mẹ bị tăng nguy cơ bị tiền sản giật, suy tim, tử vong trong thai kỳ; con bị tăng nguy cơ sinh non, giới hạn tăng trưởng trong tử cung, rối loạn chức năng tuyến giáp và bướu giáp,…
Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình bướm ở phía dưới cổ, có chức năng tạo ra các hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp có trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể, thậm chí là nhịp đập của tim.
Ngoài ra, hormone tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não nói riêng và hệ thần kinh nói chung của thai nhi. Thạc sĩ bác sĩ Trần Lâm Khoa, Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM phân tích: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của mẹ để phát triển. Ở tuần thứ 12 tuyến giáp của bé bắt đầu tự hoạt động nhưng không tạo ra đủ lượng hormone và vẫn cần hormone tuyến giáp của mẹ cho tới tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Như vậy, hormone tuyến giáp của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi từ 3 đến 5 tháng đầu.
Cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người bị mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp hơn bình thường do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố. Trong thai kỳ, thai phụ có thể có các rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp.
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp tăng. Bệnh cường giáp gây ra các biến chứng về tim mạch, tăng chuyển quá hóa mức,… Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi.
Một số dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai mắc bệnh cường giáp gồm: Tim đập nhanh hơn và không đều, không chịu được nhiệt độ nóng và lạnh, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, run tay, tăng hoặc giảm cân bất thường. Khi bị bệnh cường giáp, sản phụ và phải đối mặt với những nguy cơ như:
Sản phụ mắc bệnh cường giáp khiến thai nhi mắc các nguy cơ như: Sinh non, nhẹ cân, sảy thai, bướu cổ, phù thai dẫn đến thai lưu. Trẻ sinh ra có thể bị: Rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh – vận động của trẻ về sau.
Đối ngược với cường giáp, suy giáp là nhóm bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp giảm, không đủ phục vụ các hoạt động của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai bao gồm: Mệt mỏi thường xuyên, không chịu được nhiệt độ lạnh, chuột rút cơ, bị táo bón nặng, giảm trí nhớ và mất tập trung,…
Phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh suy giáp sẽ có các nguy cơ như:
Sản phụ mắc bệnh suy giáp khiến thai nhi có nguy cơ cao bị: Sảy thai, phù thai, nhẹ cân, thai chết lưu, suy tim sung huyết. Trẻ sinh ra có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, bị giảm chỉ số IQ hoặc gặp các bất thường về phát triển trí tuệ.
Khi mang thai việc bổ sung đủ lượng iốt là rất quan trọng vì nguyên nhân lớn gây ra bệnh tuyến giáp là do thiếu hoặc dư thừa iốt. Phụ nữ mang thai cần bổ sung iốt nhiều hơn bình thường, khoảng 250 microgam mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm cung cấp iốt như: Sữa, hải sản, trứng, thịt, gia cầm, và muối có iốt.
Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ như cường giáp hoặc suy giáp đều có triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng do thai kỳ gây ra. Do đó, thai phụ cần đi sàng lọc bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai, đặc biệt với phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp như: Gia đình có tiền sử bị bệnh tuyến giáp, từng bị bệnh tuyến giáp ở lần mang thai trước, có tiền sản không tốt như lưu thai, sảy thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh, phụ nữ mắc tiểu đường type 1, mắc bệnh tự nhiễm lupus, viêm khớp dạng thấp, có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp,…
Việc sàng lọc bệnh lý tuyến giáp càng sớm càng tốt cho thai kỳ, để có thể phát hiện ra những bất thường về tuyến giáp và có các phương pháp điều trị kịp thời.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH