Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là tình trạng sức khỏe tâm thần không ổn định, nguyên nhân do người bệnh chứng kiến, trải qua sự kiện kinh hoàng trước đó. Các triệu chứng phổ biến của PTSD như lo lắng, gặp ác mộng, suy nghĩ về ký ức đau buồn. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn).
Hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) là những hồi tưởng tái hiện lại một hoặc nhiều sự kiện sang chấn trong quá khứ. Sự hồi tưởng bắt đầu sau 6 tháng xảy ra sang chấn và kéo dài hơn 1 tháng. Triệu chứng này bao gồm tránh né các kích thích liên quan đến sự kiện sang chấn, các cơn ác mộng và hồi tưởng.
Triệu chứng PTSD gồm các nhóm chính sau:
Các triệu chứng của ký ức xâm nhập bao gồm:
Các triệu chứng thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và tâm trạng gồm:
Các triệu chứng thay đổi
Hội chứng PTSD xuất phát từ các nguyên nhân như:
Nếu một người trực tiếp trải qua các sự kiện sau có thể mắc Hội chứng PTSD:
Một số sự kiện đau buồn xảy ra với người khác có thể tác động đến tâm lý của người chứng kiến nhiều người thương vong trong các tình huống: tai nạn giao thông, chiến tranh, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh,…
Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm, stress, rối loạn lo âu hoặc PTSD sẽ có nguy cơ mắc rối loạn sau sang chấn cao hơn người khác khi chứng kiến, trải qua sự việc đau buồn.
Các ngành nghề có nguy cơ chứng kiến với sự chia ly, mất mát điển hình như: bác sĩ, quân nhân tham gia chiến tranh, lính cứu hỏa,…
PTSD có các loại phổ biến sau [1]:
PTSD không phức tạp là chứng rối loạn ảnh hưởng bởi một sự kiện chấn thương duy nhất, không có tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác tồn tại cùng lúc, chẳng hạn trầm cảm hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
Các triệu chứng của PTSD không phức tạp như: suy nghĩ về sự kiện không mong muốn đã xảy ra, hành vi né tránh, thay đổi tâm trạng, thay đổi trong xử lý nhận thức, phản ứng chậm lại trước tình huống.
Trường hợp này, do ảnh hưởng bởi nhiều sự kiện chấn thương tâm lý cùng lúc, lặp lại nhiều lần và được được xếp vào loại rối loạn căng thẳng sau chấn thương. nghiêm trọng. Người mắc CPTSD gặp các triệu chứng PTSD với cường độ cao hơn và nhiều thay đổi hành vi chống đối xã hội.
Một số triệu chứng của PTSD phức tạp điển hình như: gây hấn với người khác bằng lời nói hoặc hành động, thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực,…
PTSD kèm theo là một người trải qua PTSD cùng lúc với các rối loạn khác. Các rối loạn xảy ra thường xảy ra đồng thời với Hội chứng PTSD bao gồm:
Hầu hết, những người trải qua sự kiện đau thương gặp khó khăn tạm thời trong việc điều chỉnh và đối phó cảm xúc thời gian đầu. Sau một thời gian cùng việc chăm sóc tốt cho bản thân, tâm lý sẽ khá hơn. Nếu các triệu chứng tiếp tục trầm trọng hơn, kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm và cản trở hoạt động hàng ngày, bạn có thể mắc Hội chứng PTSD.
Một số yếu tố và đối tượng sau có rủi ro mắc Hội chứng PTSD hơn:
Để chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) bác sĩ sẽ thực hiện các cách sau:
Bác sĩ sẽ quan sát tổng thể người bệnh, kiểm tra huyết áp, nhịp tim và có thể thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá các triệu chứng PTSD tác động đến cơ thể ở mức độ nào.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh, hỏi một số câu hỏi, để biết các triệu chứng đang gặp, đã qua sự kiện sang chấn nào dẫn đến hội chứng PTSD.
Điều trị PTSD có các phương pháp sau:
Một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của PTSD:
Để điều trị Hội chứng PTSD bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc, trong quá trình điều trị sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc để tìm loại thuốc phù hợp với người bệnh. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề nào với thuốc.
Sau khi trải qua sự kiện sang chấn các cảm xúc như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, giận dữ hoặc tội lỗi,.. sẽ ập đến. Việc ngăn những phản ứng ban đầu này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Mỗi người có thể kiểm soát và điều hòa lại cảm xúc bằng các số cách sau:
Khi những cảm xúc vượt quá kiểm soát, kéo dài trên 1 tháng, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để điều trị kịp thời tránh bệnh tiến triển nặng và mắc thêm nhiều bệnh khác.
Rối loạn sau sang chấn (PTSD) không phải bệnh trầm cảm nhưng không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ biến chứng thành trầm cảm.
Ngoài gặp biến chứng trầm cảm, PTSD còn ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác như có ý nghĩ tự sát, rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu bia,…
Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) là gì? Hội chứng PTSD là tình trạng sức khỏe tâm thần xảy ra sau khi chứng kiến hoặc trải qua một hoặc nhiều sự kiện đáng sợ. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như hồi tưởng lại ký ức không mong muốn, gặp ác mộng, tâm trạng thay đổi thất thường, sợ hãi,… Khi gặp dấu hiệu này, trước hết người bệnh nên cố gắng trấn an bản thân và đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và khó điều trị.