Polyp mũi là tình trạng lành tính, chiếm tỷ lệ 1-4% trong dân số. Bệnh lý này có liên quan đến hen suyễn, xơ nang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang mạn tính, hội chứng Churg-Strauss hoặc nhạy cảm với NSAIDs. Bệnh polyp mũi có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người thắc mắc.
Sinh lý bệnh của polyp mũi rất đa dạng. Khi có sự thay đổi về mặt giải phẫu và chức năng xảy ra trong cơ thể dẫn đến ứ đọng chất nhầy đặc và suy giảm khả năng thanh thải các chất kích thích cũng như tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm), khiến bệnh nhân dễ phát triển polyp hơn.
Những thay đổi này bao gồm sự suy giảm thanh thải chất nhầy, teo niêm mạc xoang mũi với giảm mạch máu và giảm bài tiết chất nhầy. Tất cả những điều này có khả năng dẫn đến tăng tính thấm của màng đáy biểu mô và ảnh hưởng đến sự thẩm thấu bình thường giữa các tế bào. Phù nề tổng thể và kết quả là viêm mạn tính, dẫn đến sự gia tăng cục bộ về kích thước tế bào và mô. Các yếu tố di truyền cũng đã được đề xuất (xơ nang chỉ là một trong những yếu tố di truyền, còn nhiều yếu tố khác). Vậy bị bệnh polyp mũi có nguy hiểm không?
Polyp mũi là sự phát triển viêm và tăng sản lành tính của niêm mạc xoang mũi. Biểu hiện phổ biến nhất của chúng là ở những bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính. Vì lý do này, thuật ngữ viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi thường được sử dụng khi thảo luận về chủ đề polyp mũi. Tuy nhiên, chúng cũng liên quan đến những yếu tố khác như do aspirin, một số bệnh viêm mạch hệ thống và xơ nang.
Polyp mũi được phân thành ba nhóm:
Nếu bị polyp mũi có nguy hiểm không? Polyp mũi nhỏ hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể, vì vậy nhiều người không hề biết sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, polyp mũi phát triển lớn có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến nghẹt mũi mạn tính, nguy cơ phát triển mũi xoang và khối u nhầy xoang.
Polyp mũi có nguy hiểm? Polyp mũi thường là biểu hiện của quá trình bệnh tiềm ẩn. Do đó, các biến chứng thường do các vấn đề tiềm ẩn gây ra. Bệnh nhân bị polyp mũi có các triệu chứng tắc nghẽn mũi với giấc ngủ kém và ở mức độ thấp hơn là mệt mỏi mạn tính. Polyp mũi có thể làm tắc nghẽn đường dẫn lưu của các xoang cạnh mũi tạo điều kiện hình thành các u nhầy.
U nhầy có thể là nguyên nhân gây chèn ép các cấu trúc hốc mắt, gây lồi mắt, nhìn đôi và lệch mặt. Một số bệnh nhân có thể mắc bệnh lan rộng đến mức gây tổn hại nghiêm trọng. Trong trường hợp như vậy, polyp mũi có thể dẫn đến tình trạng mất khứu giác không thể hồi phục.
Ngoài ra, polyp mũi còn góp phần gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều bệnh tiềm ẩn nguy hiểm như các bệnh lý về tim mạch, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, các bệnh lý về thần kinh như stress, trầm cảm. Đột quỵ là một biến chứng nguy hiểm, diễn biến khó lường và nguy cơ tử vong cao.(1)
Bị polyp mũi có nguy hiểm không? Vì tình trạng của mỗi bệnh nhân khác nhau nên không có cách nào để dự đoán mức độ bất lợi của polyp mũi đối với sức khỏe và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người. Trong nhiều tình huống, mọi người sống hàng ngày với polyp mũi mà không biết và không gặp triệu chứng khó chịu. Nhưng nếu polyp mũi không được điều trị, chúng sẽ phát triển lớn dần theo thời gian và gây ra các biến chứng như đã kể trên.
Một số lớp mô tạo nên từng phần của khoang mũi và các xoang cạnh mũi. Mỗi lớp chứa nhiều loại tế bào khác nhau.
Khối u là nhóm các tế bào bất thường hình thành các khối u trong khoang mũi. Các khối u của khoang mũi và xoang cạnh mũi có thể là lành tính hoặc ác tính.
U nhú là những khối lành tính trong khoang mũi. Một số trường hợp chúng có thể biến thành ung thư tế bào vảy.
Polyp ở mũi có nguy hiểm không? Polyp mọc ở cả hai bên mũi và có liên quan đến viêm mũi xoang mạn tính và do viêm nhiễm gây ra. Đây là tình trạng viêm xoang mũi và cạnh mũi trong thời gian dài. Polyp mũi thường không trở thành ung thư.(2)
Ngoài ra còn có u tuyến, u xơ, u xơ mạch và u máu có sự phát triển của các mạch máu nhỏ.
Có nhiều loại ung thư khác nhau của lớp niêm mạc phía sau mũi (khoang mũi) hoặc các khoang khí gần đó (xoang cạnh mũi). Theo thời gian, chúng có thể tiến triển sâu vào các mô xung quanh và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Các tế bào vảy là các tế bào phẳng, giống như da bao phủ niêm mạc miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và cổ họng. Vì vậy, ung thư biểu mô tế bào vảy là ung thư bắt đầu trong các tế bào này.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là loại ung thư đầu và cổ phổ biến nhất. Hơn 60% ca ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi là SCC.
Cho đến nay, ung thư tế bào vảy là loại ung thư phổ biến nhất nhưng không phải là loại ung thư duy nhất có thể phát triển ở mũi và xoang mũi.
Ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư phổ biến thứ hai ở mũi và các xoang cạnh mũi. Tình trạng này có thể gặp ở 20% người được chẩn đoán.
Các xoang mũi và sàng là vị trí phổ biến nhất của ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô tuyến bắt đầu trong các tế bào tuyến và các tế bào trên bề mặt của lớp lót bên trong mũi và xoang (biểu mô). Các tế bào tuyến sản xuất dịch nhầy.
Ung thư nang tuyến chiếm từ 5-10% người bị ung thư mũi và cạnh mũi được chẩn đoán. Chúng chủ yếu ở xoang hàm trên, sau đó là hốc mũi.
U lympho là ung thư bắt đầu ở các hạch bạch huyết, chẳng hạn hạch ở cổ. Sưng hạch bạch huyết không đau là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hạch. Ung thư hạch của xoang mũi và cạnh mũi chiếm khoảng 6% bệnh ung thư xoang mũi và cạnh mũi được chẩn đoán.
U tương bào là khối u được tạo thành từ các tương bào trong tủy xương. Trong số tất cả các u tương bào ở đầu và cổ, 44% phát triển ở xoang mũi và cạnh mũi.
Khối u ác tính phát triển từ các tế bào sản xuất sắc tố tạo màu cho da. Các khối u ác tính ở đầu và cổ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên da, bên trong mũi hoặc miệng (khoang miệng) hoặc trong các xoang mũi và cạnh mũi. Loại ung thư này dưới 5% trong các bệnh ung thư mũi và cạnh mũi. Loại khối u ác tính này hoạt động khác với những khối u trên da.
U nguyên bào thần kinh khứu giác là những khối u hiếm gặp trong mũi (khoang mũi). Chúng phổ biến hơn ung thư nang tuyến và khối u ác tính. U nguyên bào thần kinh phát triển trong lớp tế bào (lớp lót) có chức năng nhận biết mùi ở phần trên cùng bên trong mũi.
Các khối u thần kinh nội tiết ở xoang mũi và cạnh mũi rất hiếm gặp. Chúng chiếm tỷ lệ khoảng 5% bệnh ung thư mũi và cạnh mũi được chẩn đoán. Chúng bắt đầu trong các tế bào chuyên biệt gọi là tế bào thần kinh nội tiết (sản xuất hormone).
Một loại khối u thần kinh nội tiết hiếm gặp được gọi là khối u thần kinh nội tiết tế bào nhỏ có thể phát triển trong xoang sàng và xoang hàm trên. Nó có thể xảy ra sau khi điều trị u nguyên bào võng mạc.
Sarcoma phát triển từ các tế bào tạo nên mô mềm. Chúng chiếm khoảng 5% bệnh ung thư xoang mũi và cạnh mũi. Có nhiều loại sarcoma xoang mũi và cạnh mũi như:
Mặc dù phẫu thuật polyp mũi an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn có thể xảy ra các rủi ro như chảy máu hoặc tổn thương cấu trúc hốc mắt hoặc nội sọ tuy hiếm gặp. Do đó, người bệnh luôn cần sử dụng corticosteroid xịt mũi và nhỏ mũi bằng nước muối, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo dõi tình trạng mũi xoang.
Mặc dù phẫu thuật sẽ cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống nhưng có thể không thể khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh nhân nên tiếp tục điều trị nội khoa theo hướng dẫn để tối ưu hóa kết quả phẫu thuật, đồng thời thăm khám định kỳ nhằm phòng ngừa polyp mũi tái phát.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị polyp mũi và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh polyp mũi có nguy hiểm không? Mặc dù đây là bệnh lành tính, hiếm khi hóa ung thư nhưng nếu không được điều trị, polyp mũi lớn dần gây bít tắc đường thở dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe người bệnh. Polyp mũi là bệnh không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin và thuốc dị ứng có thể giúp ngăn ngừa khối u phát triển gây cản trở đường thở. Các phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay như liệu pháp tiêm kháng thể kháng IGE có thể giúp phòng ngừa polyp tái phát. Người bệnh nên thăm khám định kỳ để được theo dõi và phẫu thuật khi polyp mũi lớn, gây ảnh hưởng đường thở.