Điều trị hẹp van 2 lá sớm sẽ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm như suy tim phải, phù phổi, đột quỵ,… Vậy những phương pháp nào đang được áp dụng phổ biến hiện nay?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Khi máu đổ từ buồng tim phía trên bên trái (tâm nhĩ trái) xuống buồng phía dưới bên trái (tâm thất trái), van tim 2 lá không thể mở ra hoàn toàn được khiến máu bị ứ lại và gây tăng áp lực lên tâm nhĩ trái gọi là hẹp van 2 lá. Tình trạng này khiến cho máu bị ứ ở phổi khiến bệnh nhân mệt và khó thở. Người bệnh cũng có thể bị tím môi hoặc gò má nhẹ trong trường hợp cung lượng tim thấp, tăng áp phổi ở mức độ nặng. (1)
Hẹp van hai lá có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các đối tượng dễ mắc bệnh hơn hết là: Người từng bị chứng sốt thấp khớp, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… Ngoài ra, người thường xuyên hút thuốc lá, người cao tuổi mắc các bệnh nền cũng có nguy cơ bị hẹp van hai lá.
Các biến chứng của hẹp van 2 lá có thể gặp phải là:
Hẹp van tim 2 lá có thể được điều trị bằng các phương pháp như: dùng thuốc, nong van bằng bóng qua da và phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá. Nếu van bị hẹp nặng cần phải phẫu thuật sửa van hoặc thay van nhân tạo. Với van nhân tạo người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định để duy trì hoạt động bình thường của van. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có sự kết hợp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh. (2)
Dựa vào nguyên nhân và mức độ hẹp van tim 2 lá, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Những cách điều trị hẹp van 2 lá phổ biến hiện nay là:
Đối với tình trạng van tim gặp vấn đề, việc sử dụng thuốc không thể khắc phục hoàn toàn những trục trặc về cấu trúc. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng như:
Can thiệp bằng cách nong hẹp van 2 lá bằng bóng qua da. Đây là phương pháp điều trị hẹp van 2 lá thường được áp dụng cho bệnh nhân trẻ, có van hai lá hẹp trung bình đến nặng, có hình thái van phù hợp, không có huyết khối trong nhĩ trái, không có hở van 2 lá nặng kèm theo. Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông luồn qua tĩnh mạch người bệnh đến tim. Khi đầu ống thông đến van tim sẽ được bơm căng phồng theo cỡ tăng dần để tách các mép van bị hẹp ra. Nhờ đó, giúp cải thiện lưu lượng máu qua van. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, ít gây ra biến chứng, thời gian nằm viện ngắn.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị hẹp van 2 lá ở mức độ nặng, bị co rút, vôi hóa van hoặc có huyết khối ở nhĩ trái sẽ được tiến hành phẫu thuật sửa hoặc thay van. (3)
Phẫu thuật sửa van hai lá bị hẹp với mục đích là tách các cánh van bị hẹp, dính với nhau ra. Theo thời gian, van có thể dần dần bị hẹp trở lại. Vì vậy, cần có sự theo dõi thường xuyên để kiểm tra và kịp thời có biện pháp để khắc phục.
Những bệnh nhân có hình thái van tim bị hư hại nghiêm trọng, không thể nong van hoặc sửa van sẽ được chỉ định thay van. Van được sử dụng để thay thế có thể được sử dụng bằng van cơ học hoặc van sinh học. Cả hai loại van tim này đều có thể hình thành nên cục máu đông. Tuy nhiên, nếu sử dụng van sinh học thì nguy cơ xuất hiện máu đông thường ít hơn, thường chỉ uống thuốc kháng đông 3 tháng sau mổ. Nếu bệnh nhân được thay van cơ học thì phải dùng thuốc chống đông loại kháng vitamin K suốt đời.
Để việc điều trị hẹp van hai lá có kết quả tốt hơn, cần có sự kết hợp giữa can thiệp y tế với thay đổi lối sống khoa học. Bệnh nhân nên điều chỉnh lối sống lành mạnh cho tim bằng các cách như sau:
Xem thêm: Người bệnh hẹp van tim nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Vì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị, giúp nhanh phục hồi cũng như tránh được các nguy cơ biến chứng hẹp van 2 lá có thể xảy ra.
Trước khi tiến hành điều trị hẹp van hai lá, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp:
Trước khi quyết định điều trị, bệnh nhân cần hiểu rõ được tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của bản thân. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng, vấn đề dị ứng với thuốc. Trong suốt thời gian được điều trị bằng can thiệp y tế, bệnh nhân cũng cần kết hợp điều chỉnh lối sống khoa học, giữ tinh thần thoải mái. Khi có bất kỳ triệu chứng nào khác, bệnh nhân cần thăm khám ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
Nếu bạn muốn được tư vấn khám và điều trị với các chuyên gia Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có thể liên hệ theo thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hẹp van hai lá nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Các phương pháp điều trị hẹp van 2 lá tiên tiến hiện nay đem lại hiệu quả tốt cho những trường hợp được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.