Lõm ngực (lõm xương ức) là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ sự phát triển bất thường của khung xương sườn khiến ngực bị lõm, đôi khi biến dạng nghiêm trọng. Bệnh có thể được khắc phục bằng cuộc phẫu thuật lõm xương ức.
Lõm ngực chiếm 90% trong các bất thường bẩm sinh thành ngực và thường được chẩn đoán trong năm đầu tiên sau sinh. Bệnh gặp ở nam giới nhiều gấp 3-5 lần nữ giới.
Phẫu thuật lõm xương ức là phương pháp điều trị được chỉ định cho những trường hợp lõm ngực từ trung bình đến nặng nhằm chỉnh sửa khung xương sườn về đúng vị trí cũng như cải thiện hình dáng ngực. (1)
Mục tiêu chính của ca phẫu thuật lõm ngực là điều chỉnh tình trạng biến dạng lồng ngực, nhờ đó cải thiện chức năng hô hấp và giảm áp lực lên tim, phổi. Các triệu chứng như khó thở, thở dốc khi gắng sức, sức bền kém, đau ngực… cũng được khắc phục.
Bên cạnh đó, những trẻ có hình dáng ngực lõm sâu thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm, khó hòa nhập với người xung quanh, thậm chí bỏ dở việc học hành. Sau khi được sửa chữa vùng ngực lõm, trẻ sẽ lấy lại sự tự tin để sống vui vẻ, thoải mái làm điều mình thích.
BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, với những trẻ bị lõm ngực nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ các bài tập giúp cải thiện tư thế và hình dáng ngực.
Trẻ bị lõm xương ức có các dấu hiệu và triệu chứng từ trung bình đến nặng có thể được phẫu thuật sửa chữa. Cụ thể, phẫu thuật lõm ngực thường được chỉ định nếu tình trạng của trẻ đáp ứng hai hoặc nhiều tiêu chí sau:
Trong khi đó, ca mổ lõm ngực chống chỉ định với những bệnh nhi:
Có hai phương pháp phẫu thuật để sửa chữa tình trạng lõm ngực, đó là phẫu thuật mở (Ravitch) và phẫu thuật nội soi nâng ngực (Nuss). Cả hai đều đem lại hiệu quả cao, giúp hình dáng ngực của trẻ được khôi phục như bình thường. Đặc biệt, tỷ lệ tái phát lõm ngực của cả Ravitch và Nuss chỉ dưới 1%. (2)
Đây là phương pháp phẫu thuật lõm ngực truyền thống. Bác sĩ sẽ mở một đường mổ ngang qua phần trước của ngực. Phần sụn bị biến dạng được loại bỏ và lớp lót xương sườn được giữ nguyên. Nhờ vậy, sụn sẽ phát triển đúng vị trí bình thường.
Sau đó, bác sĩ mở xương ức, đưa thanh kim loại vào để cố định xương ức. Thanh này được lấy ra sau 6-12 tháng.
Trước đây, Ravitch gần như là phương pháp phẫu thuật duy nhất để điều trị lõm ngực. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng phương pháp này có nhược điểm để lại sẹo lớn. Như vậy sau mổ, lồng ngực trẻ tuy không còn lõm nhưng xuất hiện vết sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Để khắc phục nhược điểm này, phương pháp Nuss ra đời.
Đây được xem là phương pháp xâm lấn tối thiểu với chỉ 2 vết mổ rất nhỏ ở 2 bên ngực. Một camera nhỏ được đặt vào lồng ngực, giúp quan sát rõ bên trong ngực. Sau đó, thanh nâng ngực được đưa vào và đặt dưới xương ức để nâng xương ức lên, giúp xương phát triển đúng cách. Sau khoảng 18 tháng đến 2 năm, khi xương ức đã ổn định, bác sĩ tiến hành lấy thanh nâng ra.
So với phương pháp cũ (Ravitch) phải cắt xương ức và các sụn sườn, phẫu thuật nội soi Nuss có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: hạn chế chảy máu trong lúc mổ, giảm đau sau mổ và đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.
Bác sĩ Trọng cho biết, để ca mổ lõm ngực diễn ra thuận lợi, trẻ cần được chuẩn bị chu đáo trước phẫu thuật cũng như chăm sóc tốt sau mổ: (3)
Bác sĩ tiến hành các kiểm tra cận lâm sàng cần thiết:
Bố mẹ cần thông báo với bác sĩ về:
Trẻ không được ăn bất cứ thứ gì trước khi mổ 8 giờ, không uống nước lọc trước phẫu thuật 6 giờ.
Trẻ sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo không có bệnh lý kèm theo, nhất là các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Nếu chẳng may trẻ bị bệnh, ca mổ sẽ được hoãn lại.
Sau mổ, trẻ được điều trị tại bệnh viện để giảm đau và chống nhiễm trùng. Trong vài ngày đầu, trẻ được truyền thuốc giảm đau mạnh vào tĩnh mạch. Sau đó, cơn đau sẽ được kiểm soát bằng thuốc uống.
Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ áp dụng phương pháp gây mê cá thể hóa kết hợp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP). Phương pháp này đem lại hiệu quả vượt trội so với giảm đau tĩnh mạch thông thường. Trẻ không cần đến morphin giảm đau sau mổ, tránh được hệ lụy nghiện thuốc, tăng nhạy cảm đau sau này… Nhờ vậy, trẻ nhanh hồi phục và có thể xuất viện sau 3-5 ngày.
Một ngày sau mổ, trẻ được khuyến khích ngồi dậy, hít thở sâu, ra khỏi giường và đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, trẻ không thể cúi, vặn người hoặc cử động mạnh. Dần dần, phạm vi vận động được mở rộng, trẻ sẽ thoải mái hơn trong sinh hoạt.
Khi trẻ có thể tự đi lại mà không cần trợ giúp, cơn đau cũng giảm xuống tối thiểu, đó là lúc trẻ đã sẵn sàng về nhà. Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ kê toa thuốc, đồng thời hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà để trẻ sớm quay lại các hoạt động thường ngày.
Trong 4-8 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn sau phẫu thuật, trẻ cần tránh một số tư thế như:
Tương tự như những ca phẫu thuật khác, phẫu thuật lõm ngực cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: (4)
Các chuyên gia – bác sĩ giàu kinh nghiệm của khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật sửa dị tật lồng ngực kết hợp kỹ thuật gây mê hồi sức tiên tiến, gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP), tim phổi nhân tạo (ECMO)… giúp giảm đau, giảm biến chứng sau phẫu thuật.
Lõm ngực là một bệnh lý. Nếu không được can thiệp điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Khi lõm ngực nặng, tim phổi bị chèn ép dẫn đến khó thở, trẻ không thể tham gia các hoạt động gắng sức, giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, hình dáng ngực không bình thường cũng khiến trẻ ngại giao tiếp, sống khép mình, gặp trở ngại trong sinh hoạt và học hành.
Chính vì thế, khi phát hiện trẻ bị lõm xương ức, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được lên kế hoạch chữa trị. Thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật lõm ngực là khi trẻ 6-19 tuổi. Cả hai thời điểm gồm trước 6 tuổi (xương của trẻ còn quá mềm) và sau 19 tuổi (khung xương đã cứng), đều khó phẫu thuật và tiềm ẩn nhiều tai biến.
Nếu trẻ mắc cùng lúc dị tật lõm ngực và bệnh lý tim mạch (như bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh động mạch chủ, rối loạn mô liên kết…), bác sĩ có thể tiến hành ca phẫu thuật lõm ngực và mổ tim cùng lúc. Điều này giúp bệnh nhân chỉ trải qua phẫu thuật một lần.
Tuy nhiên, vì hai ca phẫu thuật lớn được thực hiện cùng lúc nên rủi ro gặp phải cũng sẽ nhiều hơn. Do đó, cuộc mổ này cần được thực hiện ở cơ sở y tế được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị, êkip phẫu thuật viên giỏi chuyên môn và kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực, để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.
Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim mạch, lồng ngực, mạch máu. Bệnh viện trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, giúp chẩn đoán bệnh chính xác và hỗ trợ bác sĩ thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Lõm ngực là dị tật lồng ngực thường gặp, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phẫu thuật lõm xương ức đúng thời điểm và đúng phương pháp. Bố mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi hình dáng vùng ngực của trẻ trong những năm đầu đời để phát hiện bất thường và điều trị ngay.