Phẫu thuật bảo tồn vú (Breast conserving surgery) là phương pháp điều trị cho người bệnh ung thư vú giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển hơn sau khi đáp ứng tốt với hóa trị tiền phẫu. Kỹ thuật này chỉ cắt bỏ khối u và một phần mô bất thường xung quanh nên vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường.
Ngoài ra, phẫu thuật bảo tồn vú còn đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh mặc cảm nhất là với chị em trẻ tuổi không may mắc ung thư vú. Bài viết dưới đây chia sẻ về phẫu thuật bảo tồn vú: chỉ định, quy trình và lưu ý khi mổ.
Phẫu thuật bảo tồn vú (Breast conserving surgery) là phẫu thuật nhằm loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác khỏi tuyến vú, còn gọi là cắt một phần tuyến vú.
Trong thủ thuật bảo tồn vú, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ ung thư hoặc mô bất thường khác và một lượng nhỏ mô khỏe mạnh bao quanh nó. Điều này đảm bảo rằng tất cả các mô bất thường được loại bỏ.
Phẫu thuật bảo tồn vú là một lựa chọn điều trị ung thư vú giai đoạn đầu, sau đó thường là xạ trị vào vú để giảm khả năng ung thư tái phát tại vú. Đôi khi phẫu thuật bảo tồn vú được sử dụng để loại trừ chẩn đoán ung thư.
Mục tiêu của mổ bảo tồn vú là loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác trong khi vẫn duy trì hình dáng bên ngoài của vú. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phẫu thuật bảo tồn vú sau đó là xạ trị cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư vú tái phát, giống như cắt bỏ toàn bộ vú đối với ung thư vú giai đoạn đầu.
Bác sĩ đề nghị phẫu thuật bảo tồn vú nếu sinh thiết cho thấy bạn bị ung thư và ung thư được cho là còn nhỏ, ở giai đoạn đầu. Phẫu thuật bảo tồn vú cũng có thể được sử dụng để loại bỏ một số bất thường ở vú không phải ung thư hoặc sang thương tiền ung thư.
Bác sĩ đề nghị không phẫu thuật bảo tồn vú cho những đối tượng sau:
Quy trình cắt bỏ rộng quanh khối u trong vú bắt đầu bằng việc xác định vị trí vùng vú có khối u bất thường (quy trình định vị bướu).
Để làm điều này, bác sĩ sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán và điều trị bệnh (bác sĩ chẩn đoán hình ảnh) sử dụng chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm để xác định vị trí khối u và chèn một sợi dây mỏng (định vị bằng kim dây), hay định vị bằng hạt phóng xạ nhỏ.
Bác sĩ phẫu thuật của bạn sử dụng định vị này như một hướng dẫn để tìm ra khu vực chính xác cần được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Nếu bạn có khối u ở vú mà có thể dễ dàng sờ thấy qua da, thì có thể không cần thực hiện quy trình định vị trí bướu nữa vì bác sĩ phẫu thuật có thể dễ dàng tìm thấy vùng bất thường cần loại bỏ.
Bác sĩ phẫu thuật đề nghị loại bỏ các hạch bạch huyết vùng nách của bạn để xem liệu ung thư đã lan ra ngoài vú hay chưa. Phẫu thuật cắt bỏ 1 vài hạch bạch huyết (sinh thiết hạch gác cửa) thường được khuyến nghị cho bệnh ung thư vú giai đoạn đầu.
Nếu ung thư được tìm thấy trong một hạch bạch huyết trước khi phẫu thuật hoặc nếu có lo ngại rằng ung thư đã lan rộng, bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị loại bỏ một số hạch bạch huyết gần nách của bạn (gọi là phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết ở nách).
Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết bao gồm:
Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật của bạn chỉ loại bỏ 1 hoặc 2 hạch đầu tiên mà ung thư dẫn lưu (các nút hạch trọng điểm). Các hạch cần xét nghiệm tức thì kiểm tra xem ung thư có di căn chưa. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn được sinh thiết hạch gác cửa nếu không có lo ngại về các hạch bạch huyết di căn trước khi phẫu thuật hay nguy cơ bệnh ung thư ít di căn hạch.
Trước khi phẫu thuật, chất phóng xạ hoặc chất nhuộm xanh hoặc cả 2 được tiêm vào khu vực xung quanh khối ung thư hoặc vùng da phía trên khối ung thư hoặc vùng da quanh núm vú. Chất phóng xạ hoặc chất nhuộm màu xanh di chuyển đến nút hạch gác cửa đầu tiên vùng nách, cho phép bác sĩ phẫu thuật của bạn xác định và sinh thiết các hạch này.
Nếu xét nghiệm giải phẫu bệnh tức thì không có ung thư trong các hạch bạch huyết, không cần loại bỏ thêm các hạch bạch huyết nữa.
Nếu có ung thư di căn các hạch gác cửa này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận về các lựa chọn, chẳng hạn như:
Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một số hạch bạch huyết khỏi nách của bạn. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể đề nghị thủ tục này nếu sinh thiết hạch bạch huyết được thực hiện trước khi phẫu thuật có dấu hiệu ung thư.
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Trong thời gian này, huyết áp, mạch và hơi thở của bạn sẽ được theo dõi. Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật ngoại trú, thường là phẫu thuật bảo tồn đơn giản và sinh thiết hạch gác cửa, bạn sẽ được xuất viện khi tình trạng ổn định.
Nếu đã được nạo vét hạch bạch huyết ở nách, bạn có thể phải ở lại bệnh viện 1 hoặc 2 ngày nếu bị đau hoặc chảy máu. Các điều bạn mong đợi bác sĩ hướng dẫn sau mổ:
Kết quả phẫu thuật bảo tồn của bạn sẽ có sau vài ngày đến 1 tuần. Tại lần tái khám sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải thích kết quả. Nếu bạn cần điều trị thêm, bác sĩ có thể khuyên bạn:
Chi phí phẫu thuật bảo tồn vú thường tùy thuộc vào cơ sở y tế – nơi bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn chi phí phẫu thuật hợp lý. Điều quan trọng, chị em nên chọn phẫu thuật ở bệnh viện, chuyên môn sâu về ung thư vú và tạo hình thẩm mỹ, có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, phòng mổ vô khuẩn, bác sĩ uy tín, kinh nghiệm lâu năm, đặt biệt ở lĩnh vực Ngoại Vú để điều trị.
Sau phẫu thuật bảo tồn vú, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức theo dõi tình trạng sức khỏe. Quá trình hồi phục của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy thủ thuật và loại thuốc gây mê. Người bệnh có thể sẽ về nhà 1 – 2 ngày hoặc sau đó vài ngày tùy mức độ phục hồi. Giai đoạn hậu phẫu, người bệnh nên lưu ý những điều sau để vết mổ mau lành [1]:
Trong quá trình chăm sóc vết mổ tại nhà, ngay khi xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý sớm:
Phẫu thuật bảo tồn vú là kỹ thuật cắt 1 phần tuyến vú nhằm loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường. Ở kỹ thuật này, tuyến vú có thể được duy trì hình thái cân xứng 2 bên, thường sẽ chỉnh sửa vú đối bên. Ưu điểm chính của phương pháp bảo tồn vú là cho phép người bệnh duy trì và giữ được hình dạng tự nhiên của vú. [2]
Phẫu thuật ung thư vú bao gồm việc cắt bỏ các khối u nhỏ hay toàn bộ vú, cả 2 đều có thể dẫn đến việc loại bỏ các ống dẫn sữa và tuyến sản xuất sữa. Ngoài ra, 2 phương pháp xạ trị và hóa trị cũng có thể tác động lâu dài đến việc sản xuất sữa. Nếu cần phải xạ trị, vú sẽ không sản xuất sữa trong tương lai. Hầu hết các phác đồ hóa trị không khuyến khích việc tiếp tục cho con bú do những tác động có hại cho em bé và nguy cơ tiến triển bệnh viêm vú trong tương lai. [3]
Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật bảo tồn vú giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú.
Phẫu thuật bảo tồn vú có thể gây một số biến chứng như sưng, thay đổi hình dạng kích thước vú, nhiễm trùng hoặc chảy máu, sưng (phù bạch huyết) ở cánh tay. Tuy nhiên, những biến chứng này có thể được kiểm soát. Sau phẫu thuật, người bệnh nên chăm sóc vết thương và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý các biến chứng.
Tác dụng phụ của phương pháp mổ bảo tồn vú có thể hình thành vết sẹo hoặc vết lõm hoặc mô sẹo cứng tại vị trí phẫu thuật.
Ở phương pháp phẫu thuật bảo tồn vú, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ tất cả ung thư và một số mô bình thường xung quanh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xem xét mô được lấy ra. Nếu không tìm thấy tế bào ung thư xâm lấn ở bất kỳ cạnh nào của mô bị loại bỏ, đây được xem là ranh giới âm tính. [4]
Với người mắc ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) ít nhất 2 mm, mô bình thường giữa ung thư và mép của mô được ưu tiên loại bỏ. Nếu các tế bào ung thư DCIS được tìm thấy gần các cạnh của mô (trong vòng 2 mm), đây được cho là có ranh giới gần.
Trường hợp tế bào ung thư xâm lấn hoặc DCIS được tìm thấy ở rìa của mô thì được xem có rìa diện cắt dương. Khi rìa diện cắt dương, điều này có nghĩa, một số tế bào ung thư vẫn còn trong vú sau phẫu thuật, vì vậy người bệnh sẽ phải quay lại để phẫu thuật loại bỏ. Nếu các tế bào ung thư vẫn được tìm thấy ở các cạnh của mô bị loại bỏ sau phẫu thuật thứ hai, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ vú.
Khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng.
Ngoài ra, khoa Ngoại Vú còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu Mỹ giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về liên quan đến vú như: ngực chảy xệ, tăng kích thước ngực, tái tạo ngực sau đoạn nhũ do không may bị ung thư vú…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về phẫu thuật bảo tồn vú là gì? Chỉ định, quy trình và những lưu ý khi mổ. Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi, không chỉ mang lại hiệu quả trong điều trị ung thư vú mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế mặc cảm, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để kịp thời điều trị các biến chứng, sau phẫu thuật, người bệnh nên tái khám theo chỉ định để bác sĩ có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi về sức khỏe.