Hiện patch test là một trong những xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán dị ứng da. Vậy patch test (test áp bì) là gì? Khi nào cần thực hiện? Lưu ý những gì trước khi làm patch test?
Patch test (hay test áp bì) là công cụ được sử dụng để xác định các tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Việc đọc và giải thích các kết quả xét nghiệm là một quá trình phức tạp đòi hỏi kiến thức y khoa chuyên sâu và kinh nghiệm từ bác sĩ khi liên kết các triệu chứng với tiền sử lâm sàng bệnh viêm da tiếp xúc. (1)
Patch test là phương pháp phát hiện viêm da tiếp xúc dị ứng đã được sử dụng hơn 100 năm. Patch test giúp phát hiện chất gây dị ứng khi da tiếp xúc trực tiếp với những chất ngoại lai, tuy nhiên thử nghiệm này không dùng để phát hiện dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với các chất trong không khí khi hít phải gây ra hắt hơi, hen suyễn hoặc phát ban.
Các sản phẩm chăm sóc da có thể chứa nhiều thành phần khác nhau, một số thành phần này có thể gây dị ứng hoặc thậm chí gây ra phản ứng kích ứng. Thực hiện bài test áp bì trên một vùng da nhỏ có thể cho thấy khả năng dung nạp của cơ thể trước khi sử dụng sản phẩm trên một vùng rộng hơn. (2)
Khi người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng/kích ứng da thì nên khám da liễu ngay để kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt khi xảy ra tình trạng phản ứng nghiêm trọng và không cải thiện khi rửa sạch mỹ phẩm/hóa chất, chườm mát hoặc dưỡng ẩm, hoặc nếu nghi ngờ bản thân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. (3)
Người gặp các tình trạng sau nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ ngay lập tức:
Có. Patch test là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn đơn giản và rất an toàn cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, cung cấp thêm thông tin cụ thể về loại dị ứng da người bệnh gặp phải. Patch test cũng giúp người bệnh loại trừ các bệnh về da khác khi tìm ra dị nguyên, thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da.
Patch test là bài test giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng, tuy nhiên bài test này cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. (4)
Patch test giúp phát hiện loại dị ứng cụ thể mà người bệnh mắc trong hàng loạt các chất gây dị ứng, đồng thời loại trừ các bệnh da liễu khác khi tìm ra nguyên nhân gây phát ban, từ đó cải thiện tình trạng dị ứng đáng kể, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh.
Patch test có thể làm xuất hiện tình trạng kích ứng da ở vùng thử nghiệm:
Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng da của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện patch test hay không.
Patch test cũng được sử dụng để theo dõi các phản ứng thuốc biểu hiện bằng các tổn thương trên da do cơ chế quá mẫn, chẳng hạn như phát ban sẩn do thuốc, sốt, tăng bạch cầu ái toan hoặc các triệu chứng toàn thân, phát ban đỏ nhiễm sắc cố định.
Dưới đây là những việc nên làm và nên tránh khi thực hiện patch test:
Quy trình thực hiện kỹ thuật patch test chia thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 20 phút.
Người bệnh nên mang theo thông tin về tất cả các sản phẩm có khả năng tiếp xúc với da:
Có, patch test vẫn là cách tương đối chính xác giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng dị ứng do tiếp xúc. Tuy nhiên tỷ lệ chính xác sẽ không hoàn toàn đạt đến 100%, vẫn có trường hợp trả về kết quả dương tính giả, cho thấy bạn bị dị ứng do tiếp xúc khi thực tế thì không, hoặc kết quả “âm tính giả”, khi không gây ra phản ứng với chất làm bạn thực tế bị dị ứng. (5)
Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TPHCM đạt chuẩn ISO 15189:2012, là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu – Mỹ như: hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600, Hệ thống máy Roche Cobas 6000,… giúp kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác để các bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Patch test hiện là một trong những phương pháp xét nghiệm dị ứng về da khá phổ biến với tính chính xác và không để lại nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm, vì vậy người bệnh không nên tự ý thực hiện patch test tại nhà mà nên tìm đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện uy tín để phòng ngừa những rủi ro có khả năng đe dọa đến tính mạng.