Theo một nghiên cứu từ Pfizer trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ hai liều vắc xin mRNA của Pfizer thì những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn khoảng ba lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 0,18% bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị mắc Covid-19 so với 0,06% bệnh nhân không suy giảm miễn dịch. Đây cũng được xem là một trong rất nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa suy giảm miễn dịch và Covid-19 của các nhà khoa học trên thế giới.
Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh
Những người bị suy giảm miễn dịch có thể do mắc phải các bệnh lý mạn tính không lây như tăng huyết áp, xơ gan, suy thận mạn, bệnh tim mạch, ung thư… Khi ấy, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng trước những tác nhân gây bệnh, dễ nhiễm SARS-CoV-2 và đối diện nguy cơ xảy ra biến chứng nặng, khó điều trị, thậm chí tử vong khi mắc Covid – 19. Tùy vào loại suy giảm miễn dịch mắc phải mà biến chứng sẽ khác nhau. Theo đó, suy giảm miễn dịch được chia thành hai loại:
Suy giảm miễn dịch thứ phát (hoặc mắc phải) là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng ở người trưởng thành. Những rối loạn suy giảm miễn dịch này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một phần hoặc toàn bộ, khiến cơ thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho một số loại bệnh và tình trạng nhiễm trùng.
Rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát phổ biến hơn suy giảm miễn dịch nguyên phát (hoặc bẩm sinh). Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch có thể giúp kiểm soát tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát.
Cơ thể có thể phát triển những rối loạn này theo thời gian do một số yếu tố môi trường hoặc suy giảm miễn dịch nguyên phát.
Một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thứ phát là:
Ngoài ra, có một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn, bao gồm:
Các triệu chứng suy giảm miễn dịch thứ phát phổ biến bao gồm:
Các triệu chứng khác nhau đối với từng loại rối loạn suy giảm miễn dịch, có thể là cấp tính (đột ngột và ngắn hạn) hoặc mãn tính (xảy ra trong thời gian dài).
Hầu hết các rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát có thể được điều trị dễ dàng bằng cách điều trị biểu hiện chính của bệnh.
Cấy ghép tủy xương là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát.
Các liệu pháp như sử dụng liệu pháp HAART (sử dụng nhiều loại thuốc tác động lên các mục tiêu virus khác nhau được gọi là liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao) cho phép các tế bào bạch cầu phục hồi. Những loại thuốc này đã làm tăng đáng kể tuổi thọ của những người nhiễm HIV/AIDS.
Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát có hệ thống miễn dịch hoạt động kém, gây ra tình trạng bệnh nặng và tăng khả năng mắc bệnh của người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát.
Có hơn 400 loại suy giảm miễn dịch nguyên phát. Chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc phát hiện bệnh sớm. Trong một số trường hợp, ở mức độ nhẹ, người mắc bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi trưởng thành. Ngoài ra, rối loạn này cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng có thể được phát hiện ngay sau sinh, thông qua các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Các phương pháp điều trị hiệu quả cần căn cứ vào loại suy giảm miễn dịch mắc phải, qua đó giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Các dấu hiệu của suy giảm miễn dịch nguyên phát bao gồm:
Những người thuộc nhóm này có nhiều khả năng bị rối loạn tự miễn dịch bên ngoài và một số rối loạn về máu nhất định. Lý do, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, do đó những người này có khả năng cao mắc một số bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, suy giảm miễn dịch nguyên phát đến từ nguyên nhân rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng xóa 22q11.2 (hay còn gọi là hội chứng DiGeorge, một hội chứng di truyền trong đó một phần nhỏ của nhiễm sắc thể 22 bị xóa hoặc mất – gây ra những vấn đề như hở hàm ếch; các bất thường trên mặt như môi trên nhỏ, mắt nhỏ, khoảng cách giữa hai mắt rộng, hai tai thấp…; nhiễm trùng thường xuyên; tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt, ADHD và rối loạn phổ tự kỷ; rối loạn tiêu hóa…). Do đó, nếu người thân trong gia đình mắc phải tình trạng này, bạn hãy chia sẻ với bác sĩ nếu đang mang thai hay có kế hoạch mang thai.
Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn một số vấn đề sức khỏe do suy giảm miễn dịch nguyên phát gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, một số loại suy giảm miễn dịch nguyên phát có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương cơ quan, và thậm chí tử vong. Ngay cả khi điều trị, hầu hết tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát không có chưa có thuốc chữa trị. Do đó, bạn cần phải thực hiện các bước để ngăn ngừa loại nhiễm trùng này. Các bước này bao gồm:
Trong một số trường hợp, những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát không thể có vắc xin sống như virus rota, bệnh thủy đậu, bệnh bại liệt ở miệng và bệnh sởi, quai bị, rubella. Khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh có thể phát hiện sớm tình trạng mắc phải, trước khi trẻ nhận được các loại vắc xin.
Các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào loại suy giảm miễn dịch nguyên phát, có thể bao gồm:
Những người sống với tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát có thể lo lắng về những rủi ro của họ trong đại dịch Covid-19. Điều này bao gồm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người khác và có nguy cao tiến triển nặng và tử vong khi mắc Covid-19, những người này cũng có nguy cơ bị hội chứng hậu Covid – 19 với những triệu chứng nặng nề kéo dài.
Một nghiên cứu của Anh đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet cũng cho thấy, trung bình mỗi bệnh nhân Covid-19 gặp 56 triệu chứng khác nhau. Có khoảng 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể, và một phần ba số đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ khi khỏi Covid-19. Cụ thể:
Những người đang chung sống với tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hay suy giảm miễn dịch thứ phát nên tiếp tục điều trị trừ khi bác sĩ yêu cầu thay đổi. Điều này bao gồm những nhóm bệnh nhân:
Nếu đang nằm trong nhóm nguy cơ mắc covid ở người suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể sẽ thay đổi thuốc hoặc liều lượng thuốc bạn đang sử dụng.
Cách phòng ngừa nguy cơ mắc Covid cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Để giảm bớt nguy cơ rơi vào nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc Covid-19, bạn nên thực hiện các nguyên tắc sau:
Có nên tiêm vắc xin chủng ngừa Covid-19 hay không?
Vắc xin vẫn đang làm tốt vai trò tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch chống lại các biến chủng của virus SARS-CoV-2 là Alpha, Delta… hay Omicron cho tất cả mọi người. Do đó, bất cứ ai cũng có quyền được sở hữu loại “vũ khí” này, từ trẻ nhỏ đến người già. Tuy nhiên, vẫn có số ít người không thể dung nạp vắc xin, nhóm “người yếu thế” bị suy giảm miễn dịch trầm trọng như người bệnh ung thư đang hóa trị – xạ trị, HIV, dùng thuốc corticoid liều cao, kéo dài hoặc ghép tạng, bệnh tự miễn như xơ cứng bì toàn thể, viêm khớp dạng thấp… họ rất cần một giải pháp khác vừa hiệu quả, đảm bảo an toàn, lại phát huy khả năng bảo vệ cơ thể trước đại dịch Covid-19.
Gần đây các nhà khoa học thế giới đã nghiên cứu và sản xuất thành công Evusheld – một loại thuốc chứa bộ đôi kháng thể đơn dòng dùng để chống lại Covid-19. Evusheld được xem là giải pháp chuyên biệt trong phòng ngừa và điều trị cho những người suy giảm miễn dịch, người không thể tiêm hoặc không đủ kháng thể sau tiêm Covid-19. Evusheld đã được thế giới và FDA (Hoa Kỳ) công nhận đưa vào sử dụng một cách chính thức. Đây là vũ khí hữu hiệu để phòng ngừa cho những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch trước nguy cơ mắc Covid-19 hiệu quả và kịp thời. Đặc biệt, Evusheld cho hiệu quả tức thì, cung cấp trực tiếp kháng thể mang lại hiệu quả bảo vệ ngay vài giờ sau tiêm.
Để tìm hiểu thêm về loại kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 Evusheld, quý khách hàng có thể đăng ký tư vấn tại link: https://tamanhhospital.vn/dang-ky-tu-van-evusheld/.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Do đó, trong thời gian Evusheld được kỳ vọng là giải pháp tối ưu bảo vệ những người suy giảm miễn dịch trước Covid-19, những người thuộc nhóm yếu thế cần được theo dõi thường xuyên và tư vấn bác sĩ giải pháp phòng ngừa SARS-CoV-2 “ghé thăm”. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét những biến chứng xảy ra có phải do Covid-19 hay bệnh lý khác gây nên tại các bệnh hay cơ sở y tế đa khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra các phương án điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.