Phần lớn các đường nét trên khuôn mặt được biểu hiện bằng nếp nhăn. Tuy nhiên, nếp nhăn cũng là dấu hiệu của lão hóa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự tự tin của nhiều người. Bài viết dưới đây được thạc sĩ bác sĩ CKI Phạm Trường An, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM lý giải về khái niệm nếp nhăn, nguyên nhân hình thành, dấu hiệu nhận biết và một số phương pháp làm giảm nếp nhăn trên mặt.
Nếp nhăn là một trong những biểu hiệu cơ bản của lão hóa. Con người ở độ tuổi càng cao thì các nếp nhăn trở nên rõ ràng hơn, nhất là ở vị trí trên mặt.
Các nếp nhăn trên mặt thường xuất hiện đầu tiên, ở các vị trí mà da gấp lại thường xuyên trong quá trình biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Cùng với quá trình lão hóa theo thời gian, da sẽ ngày càng mỏng và độ đàn hồi cũng giảm dần, nếp nhăn từ đó cũng phát triển.
Không có người nào thích bản thân có nhiều nếp nhăn trên mặt, cánh tay, bàn tay,… và luôn mong tìm cách để xóa hoặc làm cho nếp nhăn mờ đi. (1)
Tuy đặc điểm di truyền quyết định cấu trúc da nhưng nếp nhăn được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: (2)
Nguyên nhân đầu tiên và dễ thấy nhất trong việc hình thành nếp nhăn chính là tuổi tác. Ở độ tuổi càng lớn, da khô và mỏng hơn, giảm độ đàn hồi, cơ chế tự bảo vệ trước các tác động xấu của môi trường kém dần.
Việc để da tiếp xúc với ánh nắng hay tia cực tím gây ra nếp nhăn trên mặt. Với những người có màu da sáng, quá trình tác động của ánh nắng lên làn da rõ ràng hơn.
Tia UV gây phá hủy các sợi elastin và collagen có trong da. Nhóm sợi này có chức năng tạo mô liên kết trên da. Từ đó da sẽ yếu hơn và không còn linh hoạt như trước khi lớp sợi này bị phá vỡ. Cuối cùng, da từ từ rũ xuống và tạo thành nếp nhăn trên mặt.
Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nếp nhăn trên da là hút thuốc. Nicotine có trong thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu. Từ đó da không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Bên cạnh đó, các chất độc hại khác có trong thuốc lá còn tác động xấu đến các sợi elastin và collagen có trong da, ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Da nhăn và khô nhanh hơn, thúc đẩy quá trình da chảy xệ, tạo nếp nhăn trên da.
Thuốc lá còn phá vỡ vitamin C, vốn là chất chống oxy hóa, hỗ trợ da chống chọi với các nhân tố gây hại ngoài môi trường, các nếp nhăn từ đó xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, người hút thuốc lá còn có xu hướng ngậm điếu thuốc, nheo mắt và mím môi để hút, các động tác này khi trở thành thói quen sẽ tạo những nếp nhăn xung quanh miệng.
Các động tác như nheo mắt, cười hoặc cau mày,… được lặp đi lặp lại để biểu đạt cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Lâu ngày, thói quen này tạo ra các rãnh và nếp nhăn trên mặt.
Các nếp nhăn do biểu cảm sẽ hình thành ở mọi lứa tuổi, các vị trí dễ hình thành như: quanh mắt và miệng, trên trán,…
Nếp nhăn biểu cảm ngày càng nhiều và sâu một phần liên quan đến nguyên nhân độ tuổi. Con người ở độ tuổi càng cao thì các nhóm cơ quanh mắt, miệng, trán,… sẽ có tính đàn hồi thấp, da mỏng và khô nên các nếp nhăn trên mặt sẽ ngày càng rõ rệt.
Các nhân tố bên ngoài như vật chất hạt, muội than, nitơ đioxit,… sẽ xâm nhập vào da. Sau đó phá hủy các sợi collagen, gây nên nếp nhăn trên da.
Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho da rất quan trọng, góp phần làm giảm tốc độ lão hóa trên da, hạn chế hình thành nếp nhăn, cụ thể:
Nền da khỏe tạo tiền đề cho việc hạn chế quá trình tạo nếp nhăn. Một nền da yếu và không sạch sẽ khó hấp thụ được dưỡng chất. Bên cạnh đó, việc chăm da quá nhiều cũng không tốt, dẫn đến da bị “quá tải”, lấp đầy nang lông, cũng không thể hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết.
Các thói quen xấu và thực hiện trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt và các bộ phận khác. Một số thói quen nổi bật:
Quá trình xuất hiện nếp nhăn không diễn ra ồ ạt mà sẽ từ từ và có thứ tự nhất định ở các bộ phận trên khuôn mặt như:
Nhiều người lầm tưởng, chỉ có khuôn mặt hình thành nếp nhăn. Nhưng quá trình lão hóa diễn ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể như:
Quá trình lão hóa da diễn ra xuyên suốt từ tuổi 25. Gắn với quá trình này, lớp hạ bì chứa các sợi đàn hồi collagen và elastin, có chức năng giữ cho da có độ đàn hồi tốt, sẽ dần mất đi chức năng vốn có. Da sẽ bắt đầu khô, mỏng, chảy xệ và độ đàn hồi kém, sau đó các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.
Ngoài ra, thời điểm xuất hiện nếp nhăn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếp xúc với ánh nắng, thói quen xấu, hút thuốc, sử dụng mỹ phẩm không hợp lý,… Độ tuổi xuất hiện nếp nhăn sẽ sớm hơn ở những người có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý.
Nếp nhăn cũng như lão hóa da đều không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm quá trình này bằng một số phương pháp, cụ thể: (3)
Bài viết liên quan: Tiêm Botox là gì? Công dụng và tác dụng phụ có nguy hiểm?
Phương pháp dùng thiết bị công nghệ cao có công dụng tăng sinh collagen tự nhiên, giúp làm giảm các rãnh sâu và các nếp nhăn quanh miệng nhanh chóng. Các loại thiết bị công nghệ cao an toàn cho người dùng như:
Liệu pháp dùng tinh dầu chống lão hóa hay serum, tuy không có khả năng triệt để trong loại bỏ nếp nhăn nhưng sẽ mang lại các công dụng như:
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, địa chỉ chuyên về da liễu uy tín và được nhiều người biết đế. Tại đây, không chỉ có các bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao trong việc điều trị các bệnh lý về da như mụn trứng cá, bệnh vảy nến, nhiễm trùng da do ký sinh trùng gây ra,… mà còn có các dịch vụ làm đẹp da hiện đại như tiêm filler, cấy botox, triệt lông vĩnh viễn,…
Bên cạnh đó, Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da còn được trang bị các thiết bị công nghệ cao như: Hệ thống Laser Pico (điều trị các vấn đề sắc tố da), hệ thống Laser CO2 Fractional (làm trẻ hóa da), máy điện di Apolo Duet +El,… hỗ trợ điều trị và làm đẹp da hiện đại, an toàn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết đã cung cấp thông tin về khái niệm, nguyên nhân hình thành và các dấu hiệu nhận biết cụ thể về nếp nhăn. Mỗi người cần chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học kết hợp với quy trình chăm sóc da hợp lý để ngăn ngừa nếp nhăn.
Brazier, Y. (2023b, April 24). What to know about wrinkles. https://www.medicalnewstoday.com/articles/174852
Wrinkles – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023b, January 21). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wrinkles/symptoms-causes/syc-20354927
Professional, C. C. M. (n.d.). Wrinkles. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10984-wrinkles