Mụn ảnh hưởng đến 80% người từ 11 – 30 tuổi, thậm chí một số người tiếp tục bị mụn trứng cá sau 30 tuổi. Mụn nội tiết cũng thường gặp ở nam (1). Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa mụn nội tiết ở nam như thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này!
Mụn nội tiết ở nam là mụn trứng cá xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố ở nam, đặc biệt gia tăng nội tiết tố Androgen như Testosterone từ đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, gây bít tắc lỗ chân lông, thay đổi hoạt động của tế bào da, viêm nhiễm do vi khuẩn Cutibacterium Acnes (C. acnes) xâm nhập vào các nang lông gây mụn trứng cá.
Mụn trứng cá có mức độ nghiêm trọng khác nhau thường ảnh hưởng đến vùng mặt, phần trên cơ thể. Tình trạng mụn trứng cá phổ biến sẽ điều trị khỏi nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân gây mụn nội tiết ở nam bao gồm:
Sự thay đổi nội tiết tố Androgen là nguyên nhân chính gây ra mụn ở nam. Đây vốn là Hormone có vai trò cho sự phát triển và duy trì các đặc tính nam giới, chịu trách nhiệm cả quá trình sản xuất tinh trùng.
Một khi nội tiết tố Androgen thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoạt động của tuyến bã nhờn trên da để tạo độ ẩm, sự đàn hồi, sáng bóng cho da.
Khi nội tiết tố Androgen bị thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm lượng dầu trên da tiết ra quá nhiều khiến bít tắc lỗ chân lông. Dầu thừa kết hợp với vi khuẩn, tế bào sừng, bụi bẩn tạo ra mụn viêm.
Căng thẳng mạn tính cũng gây ra mụn nội tiết, do làm tăng các Hormon như Cortisol dẫn đến dễ tiết dầu nhờn nhiều hơn. Dầu nhờn nhiều là yếu tố kích thích mụn trứng cá bùng phát.
Việc cạo râu vùng mặt có thể dẫn tới tình trạng mụn trứng cá. Thông thường mụn mủ xuất hiện vùng mặt sau khi cạo râu thường do sợi lông mọc ngược hoặc bị trầy do dao cạo. Bạn có thể tránh việc xuất hiện các mụn mủ này bằng cách dùng dao cạo đơn sạch và luôn dùng thêm kem cạo râu hoặc một loại chất bôi trơn khác, đặc biệt trên tuýp da nhạy cảm khác. Đồng thời bạn cũng nên cạo râu từ từ để tránh kéo mạnh sợi lông và cẩn thận để không đi một vùng nhiều lần.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa sữa, đường làm tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng IGF-1 và các thành phần Hormon trong sữa được cho là đóng vai trò trong cơ chế sinh mụn trứng cá.
Nam thường ít quan tâm đến việc chăm sóc da, vệ sinh da nên các chất bẩn, da chết, dầu thừa tích tụ dần trong các nang lông gây ra mụn. Do đó, nam giới cũng thường xuyên vệ sinh da hàng ngày để ngăn mụn xuất hiện.
Một số bệnh khác bao gồm: hội chứng Cushing, suy giáp, tiểu đường… làm mất cân bằng nội tiết gây mụn. Một số loại thuốc như: Lithium, điều trị rối loạn lưỡng cực, Corticosteroid (Prednisone) cũng gây mụn trứng cá. (2)
Triệu chứng mụn nội tiết ở nam được đặc trưng bởi các sẩn đỏ, mềm hoặc các sẩn lớn màu đỏ hoặc trắng chứa đầy mủ. Những mụn này có xu hướng sâu hơn mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen trên bề mặt. Mụn nội tiết tố thường xuất hiện ở nửa dưới của khuôn mặt như: má, quai hàm, cằm, cổ. Mụn cơ thể do nội tiết tố cũng phổ biến vì nam có nhiều tuyến bã nhờn hơn trên mỗi nang lông trên ngực, vai, lưng. (3)
Sự gia tăng nồng độ Androgen sẽ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn cùng với sự viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các nang lông gây mụn trứng cá.
Một số cách điều trị mụn nội tiết ở nam được áp dụng như:
Mụn trứng cá do nội tiết tố nhẹ được điều trị bằng thuốc không kê đơn. Nhưng ở nam giới, phần lớn mụn do rối loạn nội tiết tố là mụn dạng nang nằm sâu dưới da nên các loại thuốc bôi ngoài da khó tác động vào mụn. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc uống để có hiệu quả điều trị tốt hơn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn để điều trị mụn nội tiết ở nam như:
Lưu ý: trường hợp mụn do nội tiết ở nam nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc để tránh các tác dụng phụ. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như: thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn để tránh gây mụn.
Mụn nội tiết tố nam xuất hiện do cơ thể thiếu hụt một số chất quan trọng nên sử dụng thuốc uống hoặc việc bổ sung đầy đủ các chất, Vitamin rất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị mụn nội tiết tố nam nhanh hơn, bao gồm:
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng mụn nội tiết ở nữ
Để ngừa mụn do nội tiết tố nam xuất hiện, người bệnh nên học cách chăm sóc, làm sạch da hàng ngày, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho da.
Một số cách phòng ngừa mụn do nội tiết tố ở nam giới bao gồm:
Bổ sung nhiều rau củ quả giúp da luôn khỏe mạnh, chống lại quá trình Estrogen hóa, cân bằng nội tiết tố ở nam giới.
Chế độ dinh dưỡng cho nam giới bị mụn nội tiết rất quan trọng trong việc kiểm soát mụn. Dinh dưỡng cũng có thể đóng một vai trò trong mụn trứng cá. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu khiến hình thành mụn trứng cá nhiều hơn. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, thực phẩm có đường như nước ngọt. (4)
Nên giảm sữa, ăn nhiều thực phẩm trị mụn nội tiết có chỉ số đường huyết thấp như: trái cây, rau, đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt).
Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nên uống nhiều nước, mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da và khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn, chất lượng, hiệu quả cao giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố, mụn trứng cá do rối loạn nội tiết, bướu cổ, tiểu đường…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Mụn nội tiết ở nam xảy ra do rối loạn nội tiết tố, do đó, khi xuất hiện mụn nội tiết, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám để có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.