Với người chơi thể thao, chấn thương là điều rất khó tránh khỏi. Trong đó, chấn thương dây chằng là loại tổn thương tương đối phổ biến, gây sưng đau, làm giảm tầm vận động của người chơi. Một số trường hợp không chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến đứt dây chằng, mất vững khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế, phải thay khớp sau này.
Đá bóng là môn thể thao dễ gây chấn thương cho người chơi, đặc biệt là các tổn thương liên quan đến dây chằng. Chuyển hướng đột ngột là thao tác tương đối phổ biến khi chơi bộ môn này. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm dây chằng bị tổn thương. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ tổn thương dây chằng ở người chơi đá bóng như:
Các biện pháp dưới đây sẽ giúp người đá bóng hạn chế được chấn thương dây chằng khi tập luyện, thi đấu:
Hội chứng dải chậu chày là chấn thương rất thường gặp ở người chạy bộ. Dải chậu chày là một dải xơ dày chạy từ mào chậu đến mặt ngoài đầu trên xương chày, được tạo thành từ phần chuyển tiếp của gân cơ mông to và cơ căng mạc đùi. Dải chậu chày tương đối mỏng, giống như một lưỡi dao chạy dọc mặt ngoài đùi tới bám vào phần ngoài của gối, nối khung chậu với đầu gối. Chức năng chính là gập, xoay khớp háng, duỗi khớp gối.
Chạy trên đường dài, mặt đất gồ ghề, đi xuống dốc, đi giày đế mòn hoặc người chạy có phần hông yếu là các nguyên nhân gây ra hội chứng dải chậu chày. Dây chằng bị cọ sát vào xương đầu gối, dẫn tới tình trạng sưng viêm, cơn đau xuất hiện ở mặt ngoài đầu gối.
Ngoài ra, người chạy bộ cũng rất dễ mắc phải tình trạng bong gân mắt cá chân. Khi chạy, bạn không điều khiển được tư thế chạy. Mắt cá chân bị trật khi người chạy cuộn, xoắn hay xoay khớp đột ngột. Tình trạng này làm kéo giãn hay xé rách các dây chằng giữ xương mắt cá nằm đúng vị trí.
Để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:
Tương tự chạy bộ, nếu không cẩn thận, người tập xe đạp cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng dải chậu chày. Tình trạng này thường xuất hiện ở người thường xuyên gập đầu gối 30°. Những triệu chứng của hội chứng này thường bắt đầu từ các cơn đau nhẹ, tăng lên khi không chữa trị kịp thời. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở bên ngoài đầu gối, đầu gối bị mềm khi chạm vào; cơn đau có thể ảnh hưởng tới đùi trong, hông, háng và mông; sưng đỏ xung quanh đầu gối, đặc biệt là phần bên ngoài.
Ngoài ra khi tập luyện quá sức, chở vật nặng và tư thế đạp xe có thể gây bong gân mắt cá chân. Khi đó, hệ thống cơ và dây chằng bị giãn ra, gây lỏng lẻo ở vùng khớp, tổn thương dẫn tới sưng tấy đau đớn.
Để phòng tránh chấn thương khi đạp xe, người tập cần lưu ý những điều sau đây:
Bóng rổ là môn thể thao đòi những động tác dừng, đi và cắt rộng diễn ra liên tục. Các động tác này đều rất dễ tổn thương cho dây chằng và sụn chêm ở đầu gối. Tổn thương dây chằng bên trong là tình trạng thường gặp sau một tác động mạnh vào bên ngoài đầu gối. Tổn thương dây chằng chéo trước có tính nghiêm trọng hơn. Tổn thương này có thể xuất hiện do sự thay đổi đột ngột về hướng và việc tiếp đất sai cách sau các cú nhảy.
Việc di chuyển, bậc nhảy liên tục, đảo bóng, chuyển hướng đột ngột với tốc độ cao trong bóng rổ còn làm gân Achilles dễ bị tổn thương, thường dẫn tới viêm, thoái hóa hay làm suy yếu gân. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng bị rách, đứt gân có thể xảy ra. Gân Achilles là một khu vực tương đối ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót khoảng 3 – 6cm. Đây là khu vực thường bị tổn thương viêm tại điểm bám gân, viêm quanh gân, viêm giữa gân, xơ gân hay đứt gân.
Các cơn đau liên quan tới viêm gân Achilles thường khởi phát như một cơn đau nhẹ ở phía sau hay phía trên gót chân sau khi di chuyển đột ngột với tác động đẩy mũi chân và nhấc chân di chuyển nhanh để tăng tốc hoặc chạy nước rút hay do đổi hướng di chuyển đột ngột khi chơi bóng rổ. Người bị tổn thương gân Achilles có thể trải qua các cơn đau hoặc cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, thường cải thiện khi hoạt động nhẹ.
Những biện pháp phòng ngừa chấn thương thường được khuyến nghị cho người bóng rổ như:
Những động tác đánh bóng, đỡ bóng khiến ngón tay, cổ tay của người chơi bóng chuyền luôn phải liên tục hứng trọn áp lực lớn. Tình trạng này khi diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây chấn thương dây chằng hay khiến dải mô bị kéo căng quá mức, thậm chí có thể dẫn tới rách dây chằng. Ngoài ra, khi chơi bóng chuyền, khớp gối hay cổ chân bị xoắn quá mạnh có thể gây chấn thương dây chằng ở chân, có thể gây bong gân, đứt dây chằng.
Để hạn chế chấn thương khi chơi môn thể thao này, bạn cần chú ý những điều sau:
Chấn thương khuỷu tay (hội chứng tennis elbow) là chấn thương thường gặp nhất ở người chơi quần vợt. Đây là tình trạng khối gân ở xương cánh tay bám vào mỏm cầu lồi bị tổn thương và viêm.
Nguyên nhân gây hội chứng tennis elbow là do quá tải các hoạt động lặp đi lặp lại như giao bóng, phát bóng phải hay trái với động tác vặn và xoắn khuỷu tay, cổ tay; chuyển động vặn về phía sau khi phát bóng hay đỡ bóng dài. Hiện tượng quá tải này thường gặp ở người mới chơi. Vì cơ thể chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong khi di chuyển thân người cùng cánh tay, cẳng tay, đùi và cẳng chân.
Với người chơi quần vợt chuyên nghiệp, nguyên nhân gây ra hội chứng này là vì sử dụng quá mức vùng khuỷu tay khi tập luyện mà không có sự chuẩn bị tốt trước đó. Người chơi sẽ bị đau vùng mặt ngoài khuỷu hay cảm giác nóng khi nắm chặt tay, xoay ngoài hay xoay tròn khớp khuỷu, lắc cẳng tay.
Ngoài ra, khi chơi tennis, người chơi phải di chuyển theo phương ngang liên tục, đòi hỏi tính linh động cao trong các bước chân. Nếu khởi động không kỹ các cơ và khớp trước khi tập, bạn sẽ làm gia tăng tăng khả năng tổn thương chân, đặc biệt là các dây chằng ở đầu gối và cổ chân. Sai tư thế tiếp đất của cổ chân khi cố gắng cứu bóng hay những động tác di chuyển nhanh, mặt sân trơn trượt cũng dễ khiến người chơi quần vợt bị tổn thương các dây chằng ở chân.
Để ngăn ngừa chấn thương khi chơi quần vợt, bạn cần lưu ý những điều sau:
Các môn võ thuật, đặc biệt là các môn võ đối kháng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương dây chằng như:
Các biện pháp phòng ngừa chấn thương dây chằng khi tập võ như:
Khi bị chấn thương dây chằng, bạn cần dừng cử động và thực hiện sơ cứu trong vòng 48 giờ, cụ thể:
Bạn nên tránh sử dụng rượu, xoa cao nóng vào vị trí bị tổn thương dây chằng. Vì các chất gây nóng sẽ làm chảy máu mạnh hơn, trong khi tổn thương dây chằng cần sử dụng các thuốc gây lạnh, làm giảm đau tại chỗ. Nếu xoa dầu nóng, rượu, cao xoa vào nơi tổn thương dây chằng có thể dẫn tới teo cơ, cứng khớp sau này.
Với trường hợp chấn thương dây chằng ở mức độ vừa và nặng (khớp bị sưng nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài giảm đau bằng chườm đá và kê cao chân, bạn cần phải tuyệt đối bất động. Sau đó, bạn hãy kêu gọi sự hỗ trợ từ những người xung quanh để được đưa đến bệnh viện.
Chấn thương dây chằng là hiện tượng khó tránh khỏi khi chơi thể thao. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, khi bị chấn thương, bạn nên sơ cứu đúng cách. Sau sơ cứu, nếu tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường ở nơi bị thương, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Vào 20:00 thứ Năm 4/11/2021, ThS.BS Trần Anh Vũ (Phó giám đốc TT Chấn thương chỉnh hình, Trưởng đơn vị Y học thể thao) và BS.CKI Phạm Quang Thanh Long (Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TT Chấn thương chỉnh hình) sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Dây chằng nhân tạo” trực tiếp trên Fanpage/YouTube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Fanpage/YouTube TT Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh, Jex – Chuyên gia cơ xương khớp, Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động.
Hai chuyên gia Chấn thương chỉnh hình sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về dây chằng nhân tạo (LARS) và những phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất.
Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham
Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 người bệnh và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ. Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber.
Khách hàng quan tâm có thể đăng ký thăm khám online bằng các cách sau:
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh với các chuyên gia cơ xương khớp luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp để giúp khách hàng nhanh chóng vượt qua những vấn đề cơ xương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.