Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì hay lưu trữ cuống rốn để làm gì là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia, việc lưu trữ này có thể giúp dự phòng điều trị nhiều bệnh nguy hiểm mà trẻ có thể mắc trong tương lai, bằng công nghệ tế bào gốc.
Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn thu thập tế bào gốc tạo máu dồi dào. Tế bào gốc tạo máu có thể điều trị ghép cho một số bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ tạo máu như ung thư máu, bệnh tự miễn. Vậy, tại sao nên lưu trữ máu cuống rốn? Ai có thể tham gia dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn?
Lưu trữ máu cuống rốn là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và tiến hành lưu trữ máu trong cuống rốn của trẻ sơ sinh. Trước đây, sau khi trẻ sơ sinh chào đời, phần dây rốn và bánh nhau sẽ bị bỏ đi, xem như rác thải y tế. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, máu trong cuống rốn và bánh nhau có thể được lưu trữ để gạn tách lấy tế bào gốc tạo máu. Lượng tế bào gốc này sẽ giúp điều trị bệnh cho chính em bé hoặc người thân cùng huyết thống trong tương lai. (1)
Quá trình thu thập máu cuống rốn được nhân viên y tế thực hiện ngay khi trẻ sơ sinh chào đời. Sau khi em bé được đỡ ra, bác sĩ kẹp và cắt rốn, nhân viên y tế tiến hành thu thập máu từ dây rốn. Việc thu thập máu cuống rốn được thực hiện ngay sau khi trẻ chào đời và sẽ không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Máu cuống rốn (máu dây rốn) là lượng máu chảy trong tuần hoàn thai nhi, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ. Máu cuống rốn chứa phần lớn là tế bào gốc tạo máu có chức năng tái tạo hệ miễn dịch và bổ sung máu nuôi dưỡng cơ thể thai nhi. (2)
Các bậc cha mẹ thường tìm hiểu lưu trữ máu cuống rốn để làm gì hay lưu trữ cuống rốn để làm gì? Trong tương lai, không chỉ riêng các bệnh liên quan đến hệ tạo máu mà nhiều bệnh lý thuộc các hệ cơ quan khác của cơ thể cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng tế bào gốc từ máu cuống rốn hoặc tế bào gốc từ mô cuống rốn. Hiện nay, trên thế giới, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu có khả năng điều trị hơn 80 bệnh lý. Các tế bào gốc trung mô cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh.
Nguồn tế bào gốc tạo máu dùng để điều trị ghép tế bào gốc được thu thập từ ba nguồn: tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn. Trong trường hợp thực hiện ghép đồng loài, để giảm khả năng thải ghép do không phù hợp hệ kháng nguyên HLA, việc lựa chọn máu cuống rốn là ưu tiên vì tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn dạng nguyên thủy dễ phù hợp hơn và ít khả năng đào thải hơn. (3)
Ngoài ra, các thành viên khác trong gia đình cũng có thể sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ để điều trị bệnh. Bởi vì, ghép tế bào gốc của người thân trong gia đình có tỷ lệ phù hợp cao hơn so với tế bào gốc được hiến từ người không cùng huyết thống. Các chuyên gia y tế cũng đưa ra lời khuyên, nếu đủ điều kiện kinh tế mọi người nên cân nhắc chọn dịch vụ này để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình.
Bố mẹ chọn lưu trữ máu cuống rốn để làm gì? Ai có thể tham gia dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn? Việc lưu trữ máu cuống rốn của con giúp dự phòng, đảm bảo sức khỏe cho bé và các thành viên khác trong gia đình. (4)
Chúng ta đã biết lưu trữ máu cuống rốn để làm gì, vì sao nên thực hiện. Vậy ai có thể chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con? Mặc dù quá trình thu thập và lưu trữ máu cuống rốn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo tế bào gốc được lưu trữ đạt chất lượng tối ưu, sản phụ cần đáp ứng đủ một số điều kiện, bao gồm:
Tại mỗi bệnh viện sẽ có quy định về lưu trữ máu cuống rốn cho con khác nhau. Tuy nhiên, trước tuần thứ 34 của thai kỳ là thời điểm tối ưu mà phụ huynh cần đưa ra quyết định nếu muốn lưu trữ máu cuống rốn cho con. Không phải tất cả các cơ sở y tế đều có sẵn thiết bị, dụng cụ thu thập máu cuống rốn. Bệnh viện cần có thời gian để tiến hành các đánh giá, theo dõi. Trong trường hợp mẹ hoặc bố của em bé từng trải qua quá trình điều trị ung thư và muốn lưu trữ máu cuống rốn cho con thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ từ sớm.
Bên cạnh tìm hiểu lưu trữ máu cuống rốn để làm gì, nhiều phụ huynh cũng muốn biết nên thực hiện dịch vụ này ở đâu đảm bảo chất lượng. Hiện nay, có một số cơ sở y tế cung cấp dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của tế bào gốc từ máu cuống rốn được lưu trữ, phục vụ tốt cho quá trình dự phòng điều trị bệnh trong tương lai, các bậc cha mẹ nên ưu tiên chọn dịch vụ lưu trữ tại bệnh viện uy tín.
Trung tâm Tế bào gốc & Ngân hàng mô thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động từ tháng 7 năm 2019. Dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn và lưu trữ cuống rốn tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được triển khai theo quy trình nghiêm ngặt về thu thập, tiếp nhận, xử lý, nuôi cấy, bảo quản, lưu trữ, ứng dụng trong điều trị bệnh. Đồng thời, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước có uy tín trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong số ít đơn vị y tế tiên phong về công nghệ nghiên cứu, lưu trữ và trị liệu tế bào gốc tại Việt Nam. Bên cạnh việc sở hữu đội ngũ chuyên gia về tế bào gốc hàng đầu, tại đây còn tập trung đầu tư vào hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế giúp phân tích, xử lý và đánh giá chất lượng tế bào gốc chính xác.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ giúp bố mẹ có thể đảm bảo sức khỏe cho con của mình trong tương lai. Tế bào gốc thu thập từ máu cuống rốn có thể được ứng dụng trong điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý nguy hiểm cho chính em bé và người thân cùng huyết thống. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến vấn đề lưu trữ máu cuống rốn để làm gì, phụ huynh có thể gặp bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết hơn.