20h ngày 21/10/2020 Chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề “Trái rạ, sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản & vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ” sẽ diễn ra với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, y tế dự phòng và nhi khoa.
Các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ đang vào mùa nước lũ, kéo theo đó là sự phát triển các vi sinh vật gây bệnh, rác, bụi và chất thải tràn khắp nơi gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Thực tế cho thấy ở các vùng miền, trong và sau mùa lũ, các bệnh về đường ruột (thương hàn, tả, tiêu chảy cấp) đặc biệt là các bệnh như trái rạ, sởi – quai bị – rubella, viêm não Nhật Bản, cảm cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết… tăng đột biến, nguy cơ bùng phát thành dịch.
Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình có hơn 800.000 ca mắc. Bệnh tấn công đến hầu hết các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già, người có hệ miễn dịch suy yếu lẫn người khỏe mạnh. Tả từng được mệnh danh là “cái chết đen” vì tính chất lây lan nhanh, có thể cướp mạng sống một người chỉ trong vòng vài ngày, thậm chí vài giờ. Ngày nay, bệnh tả vẫn là một trong những mối hiểm họa, đe dọa sức khỏe người dân sau những đợt mưa bão lớn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì tiêu chảy do Rotavirus. Tiêu chảy cấp đã và đang là “sát thủ” hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Việt Nam. Thương hàn mỗi năm gây ra 16 triệu ca mắc mới và 600.000 người tử vong. Bệnh thường khởi phát rất đột ngột, đặc biệt sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém. Sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều địa phương, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 50.473 trường hợp mắc mới và 18 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, số ca tử vong tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.
“Dịch Covid-19 vẫn đang diễn tiến phức tạp, vì vậy khi trẻ có dấu hiệu ho, sốt bố mẹ thường nghĩ đến virus SARS-CoV-2 nhiều hơn là các bệnh khác. Đây là lý do nhiều bệnh lý hay gặp ở trẻ, trong đó có cúm, sởi, sốt xuất huyết, bị bỏ sót. Tuy nhiên, mỗi căn bệnh có những triệu chứng riêng. Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý cho bé.
Đặc biệt, theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Phụ huynh nên lưu ý không bỏ sót các vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ, mùa nước nổi, tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” dẫn đến tình trạng bội nhiễm nhiều bệnh cùng lúc, giảm gánh nặng y tế, tiền bạc điều trị, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và tạo sức đề kháng vững chắc để hàng triệu trẻ em chuẩn bị quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách.”
Covid-19 chưa qua, các dịch bệnh khác đã nguy cơ bùng phát. Việc nới lỏng giãn cách tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn trong đời sống bình thường mới nhưng không nên chủ quan vì nhiều bệnh truyền nhiễm vẫn đang hiện hữu và rình rập mỗi ngày.
Những bệnh truyền nhiễm nào nguy hiểm có thể bùng phát trong mùa mưa lũ? Cách nhận biết, phòng chống và phương pháp điều trị? Dấu hiệu nào cần đưa bé đi khám ngay? Vắc xin phòng bệnh trái rạ, sởi, viêm não Nhật Bản, Rotavirus, thương hàn, viêm gan A… dành cho những đối tượng nào? Lịch tiêm ra sao? Trẻ đã từng bị trái rạ, sởi vậy có cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh nữa không? Người chưa được tiêm vắc xin Covid-19 cần phải ưu tiên tiêm tiêm những loại vắc xin nào?
Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Trái rạ, sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản & vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ”, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ lĩnh vực Y tế dự phòng, Tiêm chủng và Nhi khoa:
Chương trình được phát sóng vào lúc 20h Thứ Năm, ngày 21/10/2021. Trực tiếp trên website: báo Thanh Niên, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn. Livestream các fanpage: Truyền hình Vĩnh Long, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng; VnExpress, Báo Thanh Niên, kênh Youtube VNVC, Youtube Bệnh viện Tâm Anh, Youtube Báo Thanh Niên, Youtube Đài Truyền hình Vĩnh Long.
Gửi các thắc mắc để được các chuyên gia giải đáp bằng cách comment hoặc Inbox cho Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.