Lãng tai ở người già là một quá trình lão hóa tự nhiên không thể đảo ngược nhưng có thể làm chậm hoặc giảm nhẹ các triệu chứng nếu có phương pháp can thiệp từ sớm.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tại Mỹ, có khoảng một phần ba người trong độ tuổi từ 65 đến 74 bị mất thính lực và gần một nửa số người trên 75 tuổi mắc chứng lãng tai. Đây là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và cao tuổi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng nhận thức, giao tiếp, sự an toàn và dễ dẫn đến sa sút trí tuệ.
Lãng tai ở người già hay còn gọi suy giảm thính lực do tuổi tác (presbycusis) là tình trạng mất thính lực dần dần do quá trình lão hóa tự nhiên, xảy ra ở hầu hết mọi người khi độ tuổi càng cao. Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến người cao tuổi và thường xảy ra ở cả hai tai như nhau.
Do thính giác thay đổi dần dần qua thời gian nên ban đầu một số người không nhận thức được sự thay đổi đó. Thông thường, bệnh lãng tai ở người già ảnh hưởng đến khả năng nghe những tiếng ồn có cường độ cao như tiếng chuông điện thoại hoặc tiếng bíp của lò vi sóng hơn là những tiếng ồn ở âm vực thấp.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng cho biết, trong quá trình nghe bình thường, âm thanh dưới dạng dao động của không khí được tai ngoài hình phễu thu nhận và hướng đến màng nhĩ. Điều này làm cho màng nhĩ rung động ở một tần số và biên độ cụ thể. Chuyển động này được khuếch đại bởi ba xương nhỏ trong tai giữa đó là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Từ đó, tín hiệu tiến hành dưới dạng dao động được truyền qua chất lỏng nội dịch bên trong tai đến ốc tai. Trong ốc tai, các thụ thể được gọi là tế bào lông chuyển đổi thông tin sẽ được mã hóa trong các rung động thành tín hiệu thần kinh để truyền đến vỏ thính giác qua dây thần kinh ốc tai.
Khi con người già đi, các mạch máu, tế bào thần kinh hạch xoắn ốc hướng tâm và tế bào lông cũng dần lão hóa, dẫn đến chúng không còn phản ứng nhanh nhạy với các tín hiệu âm thanh và suy giảm thính lực sẽ diễn ra.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố góp phần gây bệnh lãng tai ở người già bao gồm:
Một số dấu hiệu lãng tai phổ biến ở người lớn tuổi bao gồm:
Theo BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, suy giảm thính lực dẫn đến rất nhiều hệ luỵ cho người lớn tuổi, chẳng hạn như.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng cho biết, hiện nay phương pháp chẩn đoán bệnh lãng tai của người cao tuổi chủ yếu là đo thính lực đồ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kiểm tra khả năng nghe âm thanh ở các cường độ và tần số khác nhau.
Âm thanh đơn âm được truyền tải thông qua việc sử dụng tai nghe cho một bên tai tại một thời điểm. Bệnh nhân được yêu cầu trả lời nếu nghe thấy âm thanh. Kết quả được trình bày dưới dạng thính lực đồ, biểu đồ với mức độ nghe tính bằng decibel trên trục y và tần số tính bằng hertz trên trục x. Trong biểu đồ đo, âm thanh tần số cao nhất thường bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó là âm thanh tần số thấp hơn và rất thấp nếu tình trạng bệnh tiến triển. Bệnh lãng tai ở người già được đặc trưng bởi tình trạng mất thính lực hai tai bên trên 2000 Hertz. Trên một thính lực đồ tiêu chuẩn, biểu đồ xuất hiện dưới dạng một đường dốc xuống tổng thể biểu thị khả năng nghe bị suy giảm ở các âm thanh có tần số cao hơn.
Ngoài ra, đối với các bệnh liên quan đến mất thính lực, chẳng hạn như rối loạn lipid máu, đái tháo đường và rối loạn chức năng thận, có thể chỉ định xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhưng không bắt buộc để chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt cũng cần thiết để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây lãng tai ở người già có phải do sự lão hóa hay không. Nếu nghi ngờ người bệnh bị mất thính lực thần kinh giác quan.
Các trường hợp chẩn đoán phân biệt đối với mất thính giác thần kinh giác quan bao gồm:
Ngoài đo thính lực, bác sĩ có thể xem xét thêm các xét nghiệm khác như hình ảnh hoặc đánh giá chuyển hóa. Người bệnh cũng cần được đánh giá các tình trạng khác liên quan đến chứng lão thính, như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận và tăng lipid máu.
Nếu dạng mất thính lực của bệnh nhân là do dẫn truyền, bác sĩ nên xem xét một chẩn đoán thay thế cho bệnh lý tuổi già, chẳng hạn như.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng cho biết, những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong thính giác là hệ quả tự nhiên của việc già đi, hay nói cách khác đó là sự lão hóa tự nhiên và chúng ta không có cách nào chống lại được. Tuy nhiên, chúng ta có thể can thiệp để ngăn ngừa hoặc trì hoãn các hậu quả của việc suy giảm thính lực gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, nhận thức và thể chất.
Theo BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, việc quản lý chứng lão thính gây ra lãng tai ở người già cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa như tai mũi họng, thần kinh, ung bướu mới có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Do vậy, những bệnh nhân cao tuổi mắc chứng lãng tai nên tới các bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa trên, cùng với trang thiết bị hiện đại để được thăm khám và điều trị chuyên sâu các vấn đề bao gồm.
Các khuyến nghị để làm chậm lại quá trình lãng tai ở người già bao gồm:
Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám, chẩn đoán, điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có lão thính (bệnh lãng tai ở người già). Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại bậc nhất và nhiều máy hiện chỉ có tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh như máy đo thính học tiền đình… sẽ giúp cho việc khám chữa bệnh chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả cao.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Lãng tai ở người già là căn bệnh lão hóa tự nhiên không thể đảo ngược, tuy nhiên nếu có cách phòng ngừa và chuẩn bị sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời có phương pháp cải thiện khả năng nghe và hạn chế các hệ lụy từ việc nghe kém gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, nhận thức và sức khỏe tâm thần của người bệnh. – BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng khẳng định.