Khối máu tụ ở vú là tình trạng máu tích tụ trong mô vú của bạn. Khối máu tụ đôi khi xuất hiện sau chấn thương vú, thủ thuật sinh thiết kim trong vú, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật tái tạo sau ung thư. Khối máu tụ thường nhẹ, tự biến mất mà không cần điều trị. Nhiều trường hợp người bệnh lớn tuổi đi khám vì khối to trong vú nghi bướu và không rõ nguyên nhân chấn thương và không có dấu bầm máu bên ngoài da.
Vậy nguyên nhân nào xuất hiện khối máu tụ ở vú? Dấu hiệu này có nguy hiểm không? Bệnh chẩn đoán như thế nào? Bài viết dưới đây được thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp chi tiết những thắc mắc về khối máu tụ ở vú cho bạn.
Khối máu tụ ở vú là tình trạng tụ máu bên trong vú của bạn, giống như vết bầm tím. Khối máu tụ ở ngực phát triển sau chấn thương ở vú. Chúng có thể ở bề mặt da, dưới da hoặc sâu hơn trong mô vú. May mắn là hầu hết các khối máu tụ đều chỉ mang tính tạm thời và cuối cùng tự khỏi mà không cần điều trị.
Các loại huyết khối ở vú, gồm:
Khối máu tụ ở vú có thể hình thành sau chấn thương mô vú do chấn thương hoặc thủ thuật sinh thiết hay phẫu thuật trên vú. Ví dụ, khối máu tụ có thể phát triển sau chấn thương thể thao, ngã hoặc do áp lực từ dây an toàn trong một vụ tai nạn ô tô. Tỷ lệ tụ máu sau phẫu thuật vú là thấp.
Bác sĩ điều trị sẽ thông báo cho bạn về nguy cơ tụ máu liên quan đến thủ thuật cụ thể. Các thủ tục này bao gồm:
Đôi khi, khối máu tụ có thể liên quan đến biểu hiện của bệnh ung thư vú nhưng điều này rất hiếm.
Các triệu chứng máu tụ ở ngực cần lưu ý, bao gồm:
Thông thường, người bệnh dễ dàng nhìn thấy khối máu tụ dưới bề mặt da. Khối máu tụ nằm vị trí sâu hơn ở vú có thể không biểu hiện vết bầm tím trong vài ngày.
Nếu khối máu tụ vú xuất hiện sau phẫu thuật, bạn thường sẽ nhận thấy những thay đổi ở vú của mình trong vòng 24 – 72 giờ sau khi phẫu thuật. Khối máu tụ vú có thể xảy ra ngay cả khi đã đặt ống dẫn lưu sau mổ.
Khối máu tụ có thể gây đau hoặc có thể không gây ra triệu chứng. Nếu bạn từng bị chấn thương hay tổn thương ở vú trong thời gian ngắn trước khi chụp X-quang tuyến vú, vết thương đó có thể xuất hiện trên hình ảnh. Thông báo cho kỹ thuật viên về chấn thương vú gần đây trước khi chụp X-quang tuyến vú là điều quan trọng.
Bác sĩ khoa Ngoại Vú sẽ đánh giá khối máu tụ khi theo dõi sau phẫu thuật vú. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng:
Hầu hết các khối máu tụ vú đều không nghiêm trọng và tự biến mất. Tuy nhiên, hãy cho bác sĩ biết điều này nếu bạn cho rằng mình bị tụ máu.
Nếu khối máu tụ mới xảy ra và to nhanh chóng cần được khám khẩn cấp, tình trạng này có thể xảy ra trên người bệnh lớn tuổi có dùng thuốc chống đông máu.
Khối máu tụ ở vú thường là một chẩn đoán lâm sàng không cần chẩn đoán hình ảnh. Điều này có nghĩa là bác sĩ hỏi bệnh sử và khám vú lâm sàng có thể đánh giá khối máu tụ ở ngực. Hình ảnh hiếm khi được sử dụng để chẩn đoán, nhưng nó có thể được sử dụng để đánh giá mức độ khối máu tụ đang lan rộng.
Hình ảnh có thể được sử dụng nếu bệnh nhân không có tiền sử chấn thương vú hay phẫu thuật, khám lâm sàng chỉ thấy khối to trong vú không rõ ràng bướu hay nang dịch, …
Khi bạn được cho chụp X-quang tuyến vú sau này, điều quan trọng bạn phải báo cho bác sĩ biết nếu trước đây bạn được chẩn đoán vú có khối máu tụ. Mô sẹo để lại sau chấn thương mô vú có thể giống với ung thư trên hình ảnh chụp X-quang tuyến vú.
Hầu hết các khối máu tụ có thể được theo dõi và không cần điều trị. Khối máu tụ ngực ngày càng lớn hơn cần được bác sĩ của bạn khám đánh giá lại sớm nhất.
Thông thường, bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng sưng hoặc đau do tụ máu tại nhà.
Thường mất khoảng 4-6 tuần để khối máu tụ biến mất, nhưng trong một số trường hợp có thể mất vài tháng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể mất nhiều năm để các dấu hiệu của nó mờ đi hoàn toàn. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ đánh giá khối máu tụ của bạn đang lành như thế nào trong trường hợp cần điều trị phẫu thuật.
Nếu khối máu tụ đặc biệt lớn và nhanh chóng lớn hơn (hoặc vú của bạn trông như đang to hơn) và bác sĩ của bạn lo ngại rằng nó đang chảy máu bên trong thì bạn có thể phải phẫu thuật để lấy bỏ khối máu tụ và kiểm soát tình trạng chảy máu.
Khi khối máu tụ được hình thành và ổn định, nó có thể giữ nguyên kích thước trong 1-2 tuần và sau đó giảm dần kích thước.
Một số cách phòng ngừa khối máu tụ trong vú, gồm:
Cơ thể bạn rất có thể sẽ hấp thụ máu trong khối máu tụ theo thời gian. Khám bác sĩ và theo dõi diễn tiến, bác sĩ sẽ giải quyết cho bạn.
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú và được lên kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể. Đặc biệt, chị em có thể chia sẻ những khó khăn với các thành viên trong Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú – Bệnh viện Tâm Anh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Việc phát hiện khối máu tụ ở vú có thể là điều đáng báo động, đặc biệt nếu bạn đã từng bị chấn thương hoặc đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực. Sự thật giống như vết bầm tím, khối máu tụ chỉ là dấu hiệu của mạch máu bị vỡ, hầu hết nó sẽ tự lành theo thời gian. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh không quá lo lắng bởi cơ thể sẽ làm tốt công việc quản lý những sửa chữa máu tụ này. Nếu bạn hồi phục chậm hoặc lo lắng, bác sĩ có thể giúp xác định xem có cần can thiệp hay không.