Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên kiểm tra Ketones sau 4 – 6 giờ/ lần khi bị bệnh (cảm lạnh, cúm…) hoặc khi lượng đường trong máu cao hơn 240mg/dL (1). Vậy Ketones là gì? Ý nghĩa của chỉ số Ketones trong nước tiểu là thế nào?
Chỉ số Ketones là chất cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Nếu quá nhiều Ketones tích tụ trong cơ thể sẽ khiến cho máu có tính axit hơn. (2)
Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, tuy nhiên cơ thể cần insulin để đưa glucose đi vào tế bào. Nếu người bệnh tiểu đường có nồng độ insulin thấp, các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được glucose để sản xuất năng lượng nên bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng, tạo ra Ketones (thể Ketones). Nếu cơ thể có nồng độ Ketones cao, người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm toan Ketones do tiểu đường (DKA), tình trạng này dễ ảnh hưởng đến tính mạng.
Người bệnh tiểu đường xét nghiệm chỉ số Ketones trong nước tiểu giúp phát hiện sớm mức Ketones cao để điều trị ngay. Nguy cơ mức Ketones nếu chế độ ăn kiêng hoặc thói quen tập thể dục khiến cơ thể sử dụng chất béo làm năng lượng thay vì dùng glucose như: (3)
Có. Xét nghiệm Ketones có vai trò quan trọng với bệnh tiểu đường tuýp 1 vì giúp ngừa biến chứng nguy hiểm, nhiễm toan Ketones. Nếu người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần xét nghiệm Ketones theo hướng dẫn của bác sĩ. Xét nghiệm Ketones cũng hữu ích cho người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin. (4)
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm Ketones trong nước tiểu nếu người bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng khác làm tăng nguy cơ phát triển mức Ketones cao. Người bệnh cũng cần xét nghiệm này nếu có các triệu chứng nhiễm toan Ketones như:
Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo mức Ketones, các bước tiến hành xét nghiệm Ketones thường sẽ tuân theo các quy trình, bao gồm:
Sử dụng bộ xét nghiệm nước tiểu gồm một cốc nhựa, một lọ que thử và hướng dẫn sử dụng. Trước khi xét nghiệm nên kiểm tra ngày hết hạn để đảm bảo rằng sản phẩm chưa hết hạn dùng. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu theo các hướng dẫn trong bộ kiểm tra Ketones. Các biến tiến hình xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra mức Ketones bao gồm:
Đi tiểu vào cốc nhựa sạch trong bộ dụng cụ, sau đó nhúng que thử vào trong nước tiểu. Các hướng dẫn trong bộ dụng cụ sẽ cho bạn biết thời gian giữ que thử trong dòng nước tiểu.
Sau đó, lấy que thử ra, nhân viên y tế sẽ đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ Ketones. Dựa vào kết quả xét nghiệm Ketones bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh được chẩn đoán bệnh tiểu đường nên kiểm tra Ketones 1 – 2 lần một ngày. Kết quả Ketones bao gồm:
Để kiểm tra Ketones trong máu, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh bằng kim nhỏ. Sau khi bác sĩ tiêm vào, máu sẽ được lấy ra để vào ống nghiệm để đem đi xét nghiệm.
Để kiểm tra Ketones trong máu tại nhà, người bệnh dùng máy đo đường huyết để kiểm tra bằng cách dùng thiết bị để chích ngón tay lấy một giọt máu trên que thử Ketones để đưa vào máy đo, đồng hồ sẽ hiển thị mức Ketones trong máu. Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và cách sử dụng của máy đo đang dùng. Nếu kết quả cho các chỉ số bao gồm:
Nếu chỉ số Ketones trong nước tiểu cao, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các phương pháp sau để cải thiện tình trạng này như:
Có một số cách phòng ngừa Ketones tăng cao, người bệnh nên kiểm soát sức khỏe thường xuyên bao gồm:
Nên đo lượng đường trong máu mỗi ngày và khi bệnh, đặc biệt trong trường hợp lượng đường trong máu đang tăng, có triệu chứng đường huyết cao hoặc giảm thấp.
Người bệnh tiểu đường nên quản lý lượng carbohydrate tiêu thụ, liều insulin sử dụng để kiểm soát bệnh an toàn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường về chế độ ăn uống hợp lý bao gồm: ăn nhiều rau củ; hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại…
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, xét nghiệm chính xác, điều trị kịp thời cho người bệnh tiểu đường tránh biến chứng nguy hiểm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đã chia sẻ cụ thể về Ketones là gì? Ý nghĩa của chỉ số Ketones trong nước tiểu, hy vọng sẽ giúp cho người bệnh hiểu hơn về chỉ số này. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên cần thường xuyên kiểm tra Ketones trong máu tránh chỉ số này tăng quá cao ảnh hưởng đến sức khỏe.