BS.CKI Hồ Ngọc Bảo

BS.CKI Hồ Ngọc Bảo

Bác sĩ Khoa Cấp cứu
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Ngành Hồi sức – cấp cứu trước nay luôn là chuyên ngành có nhiều áp lực, nhưng bác sĩ Hồ Ngọc Bảo vẫn chưa bao giờ chùn bước trên con đường đã chọn. Sau thời gian dài tích lũy kiến thức trên giảng đường tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, chàng sinh viên y khoa năm nào nay trở thành bác sĩ đang công tác tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Trên mỗi hành trình giành lại sự sống cho người bệnh, bác sĩ Bảo luôn giữ “trái tim ấm, cái đầu lạnh” để thấu hiểu nỗi đau của bệnh nhân và bình tĩnh trong việc ra quyết định điều trị. 

Khoa Cấp cứu luôn đòi hỏi người bác sĩ phải có kiến thức rộng nhằm đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị kịp thời. Nhằm trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công tác chuyên môn, bác sĩ Bảo liên tục tham gia các khóa đào tạo về hồi sinh tim phổi, điều trị thay thế thận liên tục và thay huyết tương, siêu âm tổng quát…

“Làm nhanh nhưng phải chính xác nhằm cứu chữa được cho nhiều bệnh nhân càng tốt”, bác sĩ Bảo chia sẻ.

Trong giai đoạn cao điểm đại dịch Covid-19, bác sĩ Bảo tham gia tuyến đầu chống dịch. Công việc tại khoa Hồi sức đòi hỏi nhân viên y tế phải thức trắng nhiều đêm để theo dõi các trường hợp thở máy, chạy thận… Nhưng khi thấy lại nụ cười của người bệnh và thân nhân, mọi cảm giác đó tan biến. Hạnh phúc của bác sĩ đơn giản là cứu người, thêm một người được cứu sống càng tiếp thêm động lực theo đuổi đam mê với ngành Cấp cứu – Hồi sức tích cực 

Hiện bác sĩ Bảo đang công tác tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bởi anh mong muốn sẽ giúp thêm nhiều ca bệnh nặng được cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả, sớm xuất viện về nhà.

xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách sơ cứu khi bị rết cắn đúng kỹ thuật từng bước chi tiết A-Z 

Rết xuất hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nọc độc của rết có thể gây ra các loại phản ứng cục bộ và toàn thân khác nhau. Bệnh nhân bị rết cắn thường xuất hiện tình trạng đau, ngứa, nhức đầu, buồn...

Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn từng bước một để hạn chế bị bệnh dại

Với người Việt Nam, chó là vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong gia đình. Chó là thú cưng trung thành, khôn ngoan, quấn quýt với người nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn. Đáng lo lắng hiện nay, nhiều người chủ quan,...

Béo phì độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Béo phì là nỗi lo của mọi thế hệ. Kể từ năm 1981, tỷ lệ người thừa cân và béo phì không ngừng gia tăng trên toàn thế giới và đã tăng gấp đôi ở hơn 73 quốc gia. Béo phì có nhiều cấp độ, trong đó béo phì độ 1 là dạng phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ...

Hôn mê là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày nay, thuật ngữ hôn mê được nhắc đến rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vực y khoa mà còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Bệnh nhân tiểu đường hay ăn ngọt rơi vào hôn mê, Hôn mê sâu do uống nhầm thuốc mất ngủ của chồng, Giải...

Xử trí ngộ độc thuốc trừ sâu: Hướng dẫn sơ cấp cứu đúng cách

Mỗi năm, thế giới có khoảng 3 triệu người bị ngộ độc thuốc trừ sâu và 300.000 người tử vong có liên quan đến thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu dùng để chống và tiêu diệt côn trùng, được cho đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 20. Thế...

Bệnh giun đầu gai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Người bị bệnh giun đầu gai do ăn thực phẩm chứa ký sinh trùng Gnathostoma spp. (như cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, bò sát, ốc, tôm, cua…) nhưng nấu chưa chín hoặc ăn sống, ăn tái, làm gỏi… Bệnh giun đầu gai dù được điều trị khỏi nhưng có từ 8% - 25%...

Xét nghiệm Triglyceride là gì? Cách đọc các chỉ số chẩn đoán bệnh

Chỉ số triglyceride máu được sử dụng trong việc xác định hội chứng chuyển hóa và  rối loạn mỡ máu. Triglyceride cao liên quan đến xơ vữa động mạch cảnh, vôi hóa động mạch vành và nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Vậy bao lâu nên xét nghiệm triglyceride...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM