Hoại tử mỡ xảy ra ở bất kỳ nơi nào có mô mỡ, đặc biệt là vú. Khoảng 2,75% các tổn thương của vú là do hoại tử mỡ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hoại tử mỡ mô vú và nang dầu như thế nào? [1]
Hoại tử mỡ là tình trạng thay đổi vú lành tính (không phải ung thư) có thể phát triển khi một vùng mô vú bị tổn thương, xảy ra ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở nhiều vị trí trong vú. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến ở những phụ nữ béo phì hoặc có bộ ngực lớn.
Thông thường, hoại tử mỡ nhiều tạo các nang dầu, xảy ra trên tuyến vú sau điều trị ung thư vú như phẫu thuật (bảo tồn vú hoặc tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng hoặc da cơ bụng) hay cũng có thể phát triển sau xạ trị.
Khi một người bị tổn thương mô vú, các tế bào bị tổn thương sẽ chết và cơ thể thường thay thế bằng mô sẹo.Tuy nhiên, đôi khi các tế bào mỡ chết do thiếu oxy và sẽ tiết dầu dưới dạng chất lỏng. Xung quanh chất béo lỏng sẽ hình thành vành vôi hóa, dẫn đến u nang dầu.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng nguyên nhân gây hoại tử mỡ mô vú phổ biến nhất là chấn thương. Nguyên nhân tiếp theo là phẫu thuật và xạ trị sau phẫu thuật xảy ra ở 4% – 25% trường hợp. [2]
Các nguyên nhân phổ biến nhất của hoại tử mỡ mô vú gồm:
Hoại tử mỡ mô vú xảy ra thường không có triệu chứng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể nhận thấy một khối u hoặc vết sưng dưới da. Trường hợp, phần lớn mỡ dưới da đã chết thì vú trông lõm xuống, chảy xệ, núm vú thụt vào,… Khi các tế bào mỡ chết đi sẽ giải phóng các hợp chất gây viêm, đỏ da, bầm hoặc dày da.
Một khối u hoặc nang dầu phát triển, có dấu hiệu như:
Ngoài ra, cũng có thể có các thay đổi trên da hoặc núm vú:
Hoại tử mỡ mô vú xảy ra theo từng giai đoạn:
Các triệu chứng hoại tử mỡ thường không xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Thông thường, mất khoảng vài tuần hoặc vài tháng mới xuất hiện các triệu chứng.
Các biến chứng liên quan đến hoại tử mỡ mô vú gồm 4 biến chứng chính [3]:
Các nang dầu và các vùng hoại tử mỡ có thể tạo thành cục u mà bạn có thể sờ thấy nhưng thường không đau. Da xung quanh khối này có thể trông dày hơn, đỏ hoặc bầm tím. Đôi khi, những thay đổi này có thể khó phân biệt với ung thư khi khám vú hoặc thậm chí là chụp x quang tuyến vú. Trong trường hợp này có thể cần sinh thiết vú một phần hoặc toàn bộ khối hoại tử mỡ để loại trừ ung thư hay nghi ngờ giống khối tái phát trong vú sau điều trị ung thư vú.
Các bác sĩ thường có thể phát hiện nang dầu qua hình ảnh chụp X-quang tuyến vú hoặc siêu âm vú. Nhưng nếu nang dầu có thể là nguyên nhân khác thì bác sĩ có thể thực hiện một số loại sinh thiết bằng kim (chọc hút bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết bằng kim lõi) tùy mức độ đánh giá khám lâm sàng và hình ảnh nghi ngờ.
Người bệnh có thể được bác sĩ hỏi một số thông tin để sàng lọc bệnh như:
Bác sĩ có thể đề xuất các loại xét nghiệm hình ảnh khác nhau để xác định hoại tử mỡ. Các biểu hiện của hoại tử mỡ mô vú khác nhau trên các phương pháp, gồm:
Hoại tử mỡ mô vú và u nang dầu nhìn thấy trên siêu âm là một tổn thương dạng nang. Nhìn chung, siêu âm ít đặc hiệu hơn nên chụp nhũ ảnh được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, siêu âm vẫn là một công cụ hữu ích trong việc loại trừ bệnh ác tính. [4]
Khi chụp X-quang tuyến vú, hoại tử mỡ có thể biểu hiện biến dạng điển hình u nang, hình dạng điển hình của một khối sáng có viền nhẵn. Tuy nhiên, dựa trên mức độ xơ hóa thì bệnh sẽ biểu hiện như một cụm vôi hóa đa hình, các vùng mờ đục bất thường.
Quá trình chụp cắt lớp CT giúp các bác sĩ kiểm tra xương, các cơ quan, mô mềm, mạch máu và sự phát triển đáng ngờ. Khác với chụp X-quang tuyến vú, các cấu trúc dường như chồng lên nhau, gây khó khăn cho việc quan sát mọi thứ. Chụp cắt lớp CT thấy được khoảng cách giữa các cơ quan giúp nhìn rõ hơn.
MRI được dùng để phân biệt hoại tử mỡ mô vú với ung thư biểu mô khi có xơ hóa rõ rệt và tổn thương biểu hiện dưới dạng một khối thâm nhiễm có gai hoặc không vôi hóa. Các dấu hiệu khác là khoảng trống không tín hiệu với các vùng vôi hóa và biến dạng cấu trúc trong xơ hóa mô.
Nếu bác sĩ chắc chắn về kết quả chẩn đoán thì hoại tử mỡ và nang dầu thường không cần điều trị. Đôi khi, hoại tử mỡ nhỏ tự biến mất hoặc xơ chai cứng lại.
Để điều trị một khối chứa đầy chất lỏng, bác sĩ dùng một cây kim mỏng chọc vào trong u nang để hút nang dầu loãng bên trong.
Nếu sinh thiết bằng kim được thực hiện hoặc để loại trừ tổn thương tái phát trong nang dầu thì chọc hút cũng có thể dùng để điều trị.
Tuy nhiên, nếu khối nang dầu lớn hơn hoặc gây khó chịu, hoặc bệnh nhân lo âu tái phát thì có thể phẫu thuật cắt bỏ nang dầu này.
Các tình trạng hoại tử mỡ mô vú thường phát triển mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, chị em khám kiểm tra định kỳ sau điều trị ung thư vú theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những thay đổi nang dầu vú không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.
Hoại tử mỡ mô vú thông thường không đau. Đôi khi, khu vực này cảm thấy hơi mềm. Hoại tử mỡ dưới da liên quan đến viêm mô mỡ thường gây đau hơn vì loại này liên quan đến viêm mạn tính.
Theo thời gian, hoại tử mỡ có thể tự khỏi. Nếu người bệnh không cảm thấy đau hoặc lo âu tái phát thì không cần điều trị hay loại bỏ nó. Còn nếu phần hoại tử gây nhiều biến chứng, đau đớn thì cần điều trị loại bỏ.
Quá trình hoại tử mỡ mô vú hoàn thành chu kỳ và phân hủy trong cơ thể sẽ mất hàng tháng đến hàng năm. Đôi khi, khi các tế bào mỡ khác nhau ở các giai đoạn hoại tử khác nhau đang phát triển hoặc lan rộng; tuy nhiên, theo thời gian sẽ co lại.
Hoại tử mỡ mô vú là một tình trạng lành tính xảy ra do chấn thương hoặc các thủ thuật phẫu thuật. Khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ những bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn tiên phong trong việc cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến thế giới. Ngoài ra, với hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, giúp việc điều trị chính xác, hiệu quả.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hoại tử mỡ mô vú và nang dầu là một quá trình lành tính với tiên lượng tốt. Bệnh không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Thông qua bài này, mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn nguyên nhân bị hoại tử mỡ mô vú và nang dầu cũng như là cách điều trị để không quá lo lắng. Hoại tử mỡ trên bệnh nhân sau điều trị ung thư vú phải cẩn thận loại trừ sang thương tái phát và theo dõi kỹ.