//= SITE_URL ?>
Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 46% cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp phải từ giã sân cỏ do chấn thương đầu gối. Trong đó, 1/4 nguyên nhân đến từ tổn thương sụn khớp gối. Khi các biện pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu không đạt được hiệu quả như mong đợi, phẫu thuật ghép sụn khớp sẽ được chỉ định, nhất là với tổn thương sụn lan rộng ở mức độ trung bình – nặng.
Sụn là lớp mô liên kết chắc, dẻo, trơn láng, có độ dày từ 1-6 mm, bao bọc đầu xương tại các khớp. Sụn có vai trò giảm ma sát giữa các xương trong quá trình gập duỗi và tạo một lớp đệm bảo vệ giữa các xương, giảm xóc cho các hoạt động mạnh như chạy, nhảy hay nói cách khác là truyền tải và ohana phối lực cho khớp gối. (1)
Tác động của quá trình thoái hóa và yếu tố cơ học khiến cho sụn trở nên yếu, giòn, dễ bị bể, nứt, gãy… ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, người bệnh bị sưng đau, tê cứng, biến dạng, teo cơ và dễ bị tàn phế do không được vận động.
Những tổn thương nhỏ ở sụn có thể tự cải thiện trong vòng vài tuần, nhưng những tổn thương nặng hơn thường cần phải phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện trên hầu hết các khớp, nhưng thường phổ biến ở sụn khớp gối. Trong đó, ghép sụn khớp thường thích hợp cho những người bị chấn thương sụn tại một hoặc một số điểm nhất định ở mức độ từ trung bình đến nặng, hơn là tổn thương sụn lan rộng.
Việc điều trị sụn bị tổn thương nhằm mục đích giảm đau, khôi phục chức năng của khớp và góp phần làm chậm quá trình thoái hóa sụn trong tương lai… Ngoài ghép sụn, các phương pháp điều trị tổn thương sụn gồm có:
Ghép sụn khớp là thủ thuật dùng để sửa chữa, tái tạo và thay thế lớp sụn khớp gối đã bị hư hại, sau khi không thành công với các phương pháp can thiệp ít xâm lấn khác. Các phương pháp ghép sụn hiện có bao gồm: (2)
Tuy nhiên, phương pháp ghép sụn không được khuyến khích cho tất cả mọi người, mà chủ yếu ưu tiên cho các nhóm đối tượng:
Để đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả, bao gồm cả ghép sụn khớp, các chuyên gia cơ xương khớp sẽ thực hiện một số biện pháp chẩn đoán bao gồm:
Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị ảnh hưởng, tình trạng sưng và các triệu chứng khác. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng đau nhức. Đơn cử như nếu tổn thương sụn khớp gối, người bệnh sẽ thấy đau ở xương đùi hoặc mặt sau xương bánh chè.
Xem thêm: Rách sun chêm là gì?
Tổn thương sụn thường có thể được khẳng định bằng biện pháp chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, trước khi chỉ định chụp MRI, bác sĩ thường sẽ yêu cầu chụp X-quang, phương pháp này ít tốn kém và tiết kiệm thời gian hơn so với chụp MRI. Chụp X-quang có thể giúp loại trừ các nguyên nhân có thể gây đau khác cho khớp.
Nhược điểm của phương pháp chụp X-quang là không khảo sát được chính xác tình trạng sụn. Do đó, nếu sụn bị mòn và có các chấn thương khu trú, chẳng hạn như các vết rách hoặc nốt tách biệt ở sụn khớp gối thì bác sĩ sẽ không thể phát hiện được.
Với sụn bị thoái hóa nghiêm trọng, bác sĩ có thể phát hiện được trên phim chụp X-quang thông qua hình ảnh không gian khớp bị thu hẹp, các xương tiến lại gần nhau. Nếu các xương xuất hiện quá gần hoặc thậm chí chạm vào nhau sẽ cho thấy tình trạng thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, có hoặc không có liên quan đến tổn thương ở sụn.
Theo các chuyên gia về cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, việc lựa chọn quy trình ghép nào sẽ phụ thuộc vào mức độ, kích thước sụn bị tổn thương cũng như trình độ chuyên môn và hệ thống trang thiết bị y tế. Hiện nay có một số cách thức ghép sụn được thực hiện như sau: (3)
Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy một mẩu sụn nhỏ (<1cm), hình tròn và một phần nhỏ của xương dưới sụn ra khỏi vùng chịu ít ảnh hưởng nhất của khớp và chuyển đến khu vực sụn tổn thương, đang cần được điều trị để cấy ghép. Thủ thuật này có thể được sử dụng để sửa chữa một hoặc nhiều khiếm khuyết sụn tương đối nhỏ, nhất là ở đầu gối, và được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi.
Phần sụn dùng để cấy ghép được lấy từ bên ngoài, cụ thể là từ một người hiến tặng sau khi qua đời. Bác sĩ phẫu thuật lấy phần sụn khỏe mạnh từ bên ngoài ghép vào cho người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng khi khiếm khuyết sụn được điều trị quá lớn (≥2cm) nên thường phải can thiệp bằng một vết mổ mở.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc nuôi cấy tế bào sụn phát triển đến một mức nhất định, sau đó ghép vào vùng sụn bị tổn thương. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật.
Đầu tiên, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi khớp để lấy một mảnh sụn nhỏ, khỏe mạnh, ở vùng ít chịu sức nặng của khớp. Phần sụn đó được nuôi cấy để các tế bào sụn mới phát triển. Sau 3-5 tuần sau cuộc phẫu thuật đầu tiên, người bệnh bước vào cuộc phẫu thuật thứ hai để cấy ghép các tế bào sụn mới vào khớp bị ảnh hưởng do sụn bị tổn thương.
Tương tự như phương pháp ghép sụn khớp từ bên ngoài vào, ở cuộc phẫu thuật thứ hai này, người bệnh có thể được thực hiện bằng nội soi khớp hoặc bằng vết mổ hở. Thủ thuật này có thể được khuyến nghị khi tổn thương sụn lớn (lên đến vài cm) hoặc có nhiều tổn thương sụn cần can thiệp.
Không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng đạt yêu cầu phẫu thuật ghép sụn khớp và không phải ai có đủ điều kiện để phẫu thuật cũng sẽ chọn phương án này. Do đó, nếu có tổn thương sụn và muốn giảm đau mà không cần phẫu thuật, người bệnh có thể thử các phương án:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ghép sụn khớp là một trong những thủ thuật phức tạp, có thể được sử dụng để giúp người bệnh tránh được nguy cơ thoái hóa khớp sớm hoặc phải thay khớp. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam và chỉ một số cơ sở y tế có đội ngũ chuyên gia uy tín với các phác đồ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại mới có thể can thiệp thành công.