Béo phì dễ dẫn đến bệnh tim mạch (bệnh tim, đột quỵ), bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn cơ xương (viêm xương khớp), một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú, ruột kết)… Do đó, người bệnh béo phì nên giảm cân để duy trì cân nặng ở mức hợp lý để phòng bệnh, tránh ảnh hưởng sức khoẻ. Sau đây là 5 cách điều trị béo phì giúp giảm thừa cân nhanh, cực kỳ an toàn, người bệnh có thể tham khảo! (1)
Năm 2020, tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị chiếm 26,8%, ở nông thôn khoảng 18,3%, miền núi 6,9%. Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng công bố tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP. HCM vượt 50%, Hà Nội vượt 41%. Trong 10 năm qua, trẻ em thừa cân béo phì ở nước ta tăng nhanh (đặc biệt ở thành thị), điều này cho thấy tình trạng béo phì đáng báo động.
Thừa cân, béo phì là sự tích tụ chất béo quá mức gây ảnh hưởng sức khỏe. Người trưởng thành thừa cân có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25, béo phì trên 30, béo phì mức độ nặng có chỉ số từ 40 trở lên. Béo phì ở trẻ em được đo dựa trên biểu đồ tăng trưởng. (2)
Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường sử dụng Chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định tình trạng béo phì trong dân số nói chung. Chỉ số BMI đo trọng lượng cơ thể trung bình so với chiều cao cơ thể trung bình. Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên kết chỉ số BMI từ 30 trở lên với bệnh béo phì. (3)
Mặc dù BMI có những hạn chế, nhưng đây là một chỉ số dễ đo lường và có thể giúp cảnh báo về những nguy cơ sức khỏe liên quan đến béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, năm 2017, toàn cầu có khoảng hơn 4 triệu người chết mỗi năm do thừa cân hoặc béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng ở người lớn, trẻ em.
Có nhiều nguyên nhân mắc bệnh béo phì nên cần tìm ra nguyên nhân để biết cách điều trị thích hợp (4). Một số nguyên nhân gây béo phì bao gồm:
Nếu người bệnh đang thừa cân hoặc béo phì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, tầm soát các bệnh liên quan, hướng dẫn cách giảm cân an toàn để bảo vệ sức khỏe tốt hơn (5). Có nhiều cách chẩn đoán béo phì bao gồm:
Có nhiều phương pháp giảm cân khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng mà người bệnh sẽ dùng những cách giảm cân khác nhau.
Khi cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn mức sử dụng sẽ khiến chất béo tích tụ gây thừa cân, béo phì. Do đó, người bệnh nên sửa đổi chế độ ăn uống để tránh béo phì ảnh hưởng sức khỏe. (6)
Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt các sản phẩm chế biến có chứa chất phụ gia như: si-rô có hàm lượng đường fructose cao dễ gây tăng cân.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, tinh chế vì có nhiều đường, chất béo. Các loại thực phẩm người bệnh cần bổ sung để giúp giảm cân như: ngũ cốc nguyên hạt (giúp no lâu do giải phóng năng lượng chậm), các thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau) vì chế độ ăn nhiều chất xơ khiến cơ thể cảm thấy no nhanh, ăn ít hơn.
Chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ngừa một số bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa ở người bệnh béo phì sẽ ảnh hưởng sức khỏe, bao gồm: tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách giảm cân phù hợp. Khi giảm cân, người bệnh cần tránh chế độ ăn kiêng đột ngột vì sẽ có nhiều rủi ro như: các vấn đề sức khỏe mới có thể phát triển, thiếu hụt vitamin, khó đạt mức giảm cân lành mạnh.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh béo phì nghiêm trọng tuân theo chế độ ăn kiêng phù hợp, ít calo.
Cơ thể đốt cháy một số calo ngay cả khi ngồi hoặc ngủ nhưng hoạt động càng nhiều khiến cơ thể sẽ đốt cháy càng nhiều calo. Một người cần đốt cháy 3.500 calo để giảm gần nửa ký chất béo.
Những cách tốt để bắt đầu hoạt động bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đi thang bộ… Các công việc như: làm vườn, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo cũng giúp tiêu hao năng lượng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị thực hiện các hoạt động cường độ vừa phải đều đặn hàng ngày từ 60 – 90 phút tốt cho việc giảm cân.
Người khó vận động do vấn đề về sức khỏe hoặc khả năng vận động kém nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Nếu người bệnh không có thói quen tập thể dục nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, có sự khởi động. Không nên bắt đầu với hoạt động quá sức gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đôi khi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như orlistat (Xenical) để giúp một người giảm cân. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống ít calo, tập thể dục để giảm cân không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm cân với các triệu chứng tiêu hóa như: phân có mỡ, tăng hoặc giảm số lần đại tiện. Một số người còn có tác dụng phụ với hệ hô hấp, cơ, khớp, đau đầu…
Phẫu thuật giảm cân làm loại bỏ, thay đổi một phần dạ dày hoặc ruột non để người bệnh không tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc hấp thụ nhiều calo như trước.
Việc phẫu thuật giúp người bệnh giảm cân, giảm nguy cơ huyết áp cao, bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa có thể xảy ra với bệnh béo phì. Phẫu thuật có thể làm cho dạ dày nhỏ lại hoặc có thể bỏ qua một phần của hệ thống tiêu hóa.
Cắt tạo hình dạ dày hình ống hoặc thắt đai dạ dày: bác sĩ sẽ phẫu thuật dùng ống bọc dạ dày hoặc thắt đai để làm cho dạ dày nhỏ lại. Sau khi phẫu thuật, người bệnh không thể ăn nhiều hơn một chén thức ăn nên giảm đáng kể lượng thức ăn.
Cắt bỏ dạ dày để làm giảm kích thước của dạ dày: thức ăn sẽ đi qua các bộ phận của hệ thống tiêu hóa, phần đầu tiên của đoạn giữa ruột non. Tuy nhiên, việc cắt bỏ dạ dày dễ gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất cao hơn vì cơ thể không còn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Phẫu thuật có thể áp dụng cho người có chỉ số BMI từ 30 trở lên, tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh, tình trạng sức khỏe như:
Béo phì làm ảnh hưởng sức khỏe nên việc giảm cân rất quan trọng để ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh béo phì gây ra các bệnh nghiêm trọng bao gồm:
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, các rối loạn nội tiết khác: béo phì, bướu cổ, suy tuyến thượng thận… Người bệnh sẽ được khám, đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng tình trạng bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Có nhiều phương pháp điều trị béo phì giúp người bệnh lấy lại vóc dáng cân đối, ngừa nhiều bệnh ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị hợp lý, các bài tập giúp giảm cân an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.