Dấu hiệu ung thư phổi thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên phần lớn người bệnh được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, di căn. Một số triệu chứng hay gặp như khó thở dai dẳng, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát hoặc đau ngực.
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, số trường hợp ung thư phổi ghi nhận được 26.262 ca. Đây là loại ung thư chiếm tỷ lệ thứ 2 ở cả hai giới. Tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam là khoảng 23 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 21,9/100.000 dân.
Có hai loại ung thư phổi chính:
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Hút thuốc gây ra 80% ca tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ và 90% ở nam giới. Đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần và ở phụ nữ là gấp 13 lần.
Biểu hiện ung thư phổi trên lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Trong giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, người bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, thường được phát hiện bệnh qua tầm soát bệnh hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh khác. Chỉ đến giai đoạn muộn hơn, u xâm lấn tại chỗ, tại vùng hoặc di căn xa mới gây ra các triệu chứng. Theo ThS.BS Bùi Thị Nga, khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, một số dấu hiệu ung thư phổi có thể nhận biết như: (1)
Ho dai dẳng không khỏi sau 2 – 3 tuần có thể là dấu hiệu bệnh ung thư phổi. Một số người cho rằng chứng ho này chỉ là kết quả của việc hút thuốc. Theo một nghiên cứu năm 2018, cả việc hút thuốc và giai đoạn ung thư phổi đều không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của cơn ho ở những người bị ung thư phổi. (2)
Người bệnh cảm thấy hụt hơi, tức ngực, cảm giác như không thở được, không có đủ không khí để hít thở. Ung thư phổi khiến đường thở bị thu hẹp, dẫn đến khó thở.
Ngay cả khi chỉ là một lượng máu nhỏ, ho ra máu hoặc chất nhầy lẫn máu cũng là lý do nên đi bệnh viện kiểm tra. Ho ra máu có thể do ung thư phổi hoặc một vấn đề khác với phổi. Bất cứ ai trải qua triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. (3)
Khi khối u phổi gây tức ngực hoặc chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh cảm thấy đau ở ngực, đặc biệt trở nên nặng hơn là khi hít thở sâu, ho hoặc cười.
Một số người bị khàn giọng, có giọng nói nghe có vẻ căng thẳng hoặc có tông trầm hơn, nhỏ hơn về âm lượng. Một khối u trong phổi có thể đè lên dây thần kinh điều khiển dây thanh âm. Khàn tiếng cũng do nhiều tình trạng khác gây ra, như là cảm lạnh hoặc viêm thanh quản.
Thở khò khè xuất hiện khi đường thở bị tắc một phần. Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, cảm lạnh, viêm phế quản; là triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm phổi, suy tim hoặc có thể là dấu hiệu của một tình trạng ung thư phổi nghiêm trọng.
Ung thư phổi khiến người bệnh bị thiếu máu do tế bào ung thư tiêu thụ hết chất dinh dưỡng của cơ thể, lấy đi năng lượng của cơ thể, hoặc do ăn uống kém hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Ung thư phổi di căn đến xương có thể gây ra các triệu chứng đau xương, giới hạn vận động, cảm giác. (4)
Một loại ung thư phổi (khối u Pancoast Tobias) thường phát triển ở đỉnh phổi. Ngoài ảnh hưởng đến phổi, những khối u này có thể lan đến xương sườn, đốt sống của cột sống, dây thần kinh hoặc mạch máu, gây đau ở xương bả vai, lưng hoặc cánh tay. (5)
Các khối u Pancoast cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt. Người bệnh có dấu hiệu đồng tử của một bên mắt nhỏ hơn, mí mắt sụp xuống và ít tiết mồ hôi hơn so với nửa bên mặt còn lại. Các triệu chứng về mắt này được gọi là Hội chứng Horner.
Sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng ung thư phổi phổ biến. Một nghiên cứu năm 2017 về những người trưởng thành bị ung thư phổi hoặc đường tiêu hóa cho thấy có 34,1% những người tham gia đã bị sụt cân do ung thư khi nhận được chẩn đoán. Hơn nữa, giảm cân trước khi điều trị ung thư có giá trị tiên lượng cho thời gian sống còn thấp hơn.
Ung thư phổi có thể khiến người bệnh sụt cân vì nhiều lý do, bao gồm:
Các khối u phổi có thể chặn đường thở, gây nhiễm trùng thường xuyên như viêm phế quản và viêm phổi.
Một loại ung thư phổi ít phổ biến hơn, được gọi là tế bào lớn, có thể ảnh hưởng đến lượng hormone của nam giới, gây sưng và đau ở mô vú của nam giới.
Ung thư phổi di căn não có thể gây ra các triệu chứng đau nhức đầu, buồn nôn, rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, các triệu chứng thần kinh khu trú khác. (6)
Nếu đang có các triệu chứng và có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ; sàng lọc các yếu tố nguy cơ cao phát triển ung thư phổi, mang lại hy vọng phát hiện bệnh sớm, có thể điều trị triệt căn.
Theo ThS.BS Bùi Thị Nga, người có nguy cơ cao phát triển ung thư phổi, như là: (7)
Nếu bác sĩ phát hiện bất cứ điều gì bất thường trong quá trình sàng lọc ung thư phổi, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính phổi và sinh thiết (lấy mẫu mô phổi) nếu có tổn thương nghi ngờ sẽ được đề nghị thực hiện.
Phát hiện ung thư phổi sớm và điều trị tối ưu sẽ mang lại cơ hội tốt nhất trong việc chữa khỏi căn bệnh này. Khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như ở trên, phần lớn ung thư đã ở giai đoạn tiến triển, khó điều trị.
Trước đây, bác sĩ đã sử dụng phương pháp chụp X-quang ngực tiêu chuẩn để kiểm tra các dấu hiệu ung thư phổi. Mặc dù tia X truyền thống giúp phát hiện ung thư phổi nhưng lại cung cấp hình ảnh ít chi tiết từ một góc độ so với công nghệ hình ảnh CT – sử dụng tia X từ nhiều góc độ để tạo ra hình ảnh chi tiết về phổi.
Chụp CT phổi liều thấp là một phương pháp chẩn đoán nhanh, không đau, chụp nhiều hình ảnh 3 chiều của ngực, di chuyển theo chuyển động xoắn ốc quanh cơ thể. So với chụp CT truyền thống, chụp CT liều thấp tạo ra bức xạ ít hơn 5 lần. Chụp CT ngực liều thấp hiện là tiêu chuẩn tầm soát ung thư phổi được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có hệ thống máy chụp CT 768 lát cắt với tốc độ chụp 458mm/s, độ phân giải 75ms giúp phát hiện những nốt phổi bất thường kích thước nhỏ nhất từ 2-3mm, góp phần quan trọng trong tầm soát ung thư phổi hiệu quả cao. Với kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn, sử dụng tia X liều thấp để tầm soát ung thư phổi, bác sĩ phát hiện các tổn thương giai đoạn sớm, đưa ra chiến lược điều trị phù hợp cho từng cá nhân.
Nếu có hút thuốc, cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi và các bệnh nghiêm trọng khác là ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt. Dù đã hút thuốc bao lâu thì việc bỏ thuốc luôn được khuyến cáo và có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa ung thư phổi. Mỗi năm không hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sau 12 năm không hút thuốc, nguy cơ phát triển ung thư phổi giảm hơn một nửa so với người hút thuốc. Sau 15 năm, khả năng bị ung thư phổi gần giống như người chưa bao giờ hút thuốc.
Nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, bao gồm ít nhất 5 phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày, cũng như nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi và các loại ung thư, bệnh tim mạch…
Có một số bằng chứng cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc từng hút thuốc. Nếu bị ung thư phổi, hoạt động thể chất giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. (8)
Hầu hết người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) hoạt động aerobic cường độ vừa phải mỗi tuần, cộng với các bài tập rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất. Triệu chứng ung thư phổi trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường khiến người bệnh chủ quan, không điều trị sớm. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát ung thư phổi là cách đơn giản giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.