Nếu 3 người trưởng thành béo phì sẽ có 1 người bệnh viêm khớp vì mỗi lần tăng 5 kg cân nặng sẽ tăng 36% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối. Do đó, tập thể dục giúp giảm 10% cân nặng sẽ giảm viêm khớp xảy ra. Sau đây là 10 dấu hiệu béo phì dễ nhận biết bạn không nên bỏ qua để tầm soát bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức, gây nguy cơ cho sức khỏe. Đối với người châu Á, chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 23 được coi là thừa cân và trên 25 là béo phì. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 4 triệu người chết mỗi năm có liên quan thừa cân hoặc béo phì. (1)
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh béo phì khác nhau bao gồm: (2)
Ít hoạt động thể chất dễ dẫn đến béo phì vì cơ thể không sử dụng hết năng lượng được nạp vào thông qua ăn uống nên năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ với dạng chất béo.
Theo khuyến cáo của WHO, mỗi tuần người trưởng thành nên thực hiện ít nhất 150–300 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải; hoặc ít nhất 75–150 phút hoạt động thể chất cường độ cao.
Con cái sẽ có khả năng bị béo phì cao hơn khi có người thân bệnh béo phì.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa các chất phụ gia, đường, chất béo nên kích thích vị giác khiến ăn nhiều hơn.
Hormone insulin có vai trò quan trọng điều chỉnh quá trình lưu trữ năng lượng.
Trong tình trạng kháng insulin, cơ bắp không thể hấp thụ đường hiệu quả; dẫn đến việc lượng đường dư thừa này được chuyển thành chất béo trong gan, làm tăng nồng độ axit béo tự do, gây ra sự tích tụ thêm chất béo trên cơ và các cơ quan.
Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể gây tăng cân do tác dụng phụ bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần,… Các loại thuốc này làm thay đổi chức năng của cơ thể, giảm khả năng trao đổi chất hoặc tăng cảm giác thèm ăn.
Hormone leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ, nồng độ leptin trong máu tăng lên khi khối lượng chất béo tăng. Khi leptin hoạt động bình thường sẽ cho não biết mức độ dự trữ chất béo, giảm cảm giác thèm ăn.
Khi leptin bị đề kháng, não sẽ không truyền tín hiệu sản xuất leptin hoặc sản xuất không đủ leptin làm cho cơ thể khó kiểm soát sự thèm ăn.
Người bệnh nên lưu ý một số dấu hiệu béo phì dễ nhận biết bao gồm:
Thay đổi cân nặng bất thường trong thời gian ngắn cũng liên quan đến bệnh béo phì. Do đó, nên kiểm soát cân nặng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục để tránh nguy cơ béo phì.
Nếu cơ thể có quá nhiều trọng lượng ở giữa, tư thế sẽ bị thay đổi. Xương chậu, lưng dưới sẽ nghiêng về phía trước làm cột sống thay đổi đường cong tự nhiên dẫn đến áp lực lên các đĩa đệm cột sống, dây thần kinh ở lưng gây đau. (3)
Người bệnh béo phì thường tự ti, mặc cảm về ngoại hình khi đứng trước đám đông, ngại giao tiếp nên suy nghĩ tiêu cực, dễ dẫn đến trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Người bệnh béo phì có trọng lượng cơ thể lớn nên khó khăn khi vận động. Phần mỡ thừa ở cổ, ngực nhiều cũng khiến hơi thở ngắn, yếu nên thường xuyên bị khó thở.
Béo phì dễ dẫn đến tình trạng ợ nóng thường xuyên do trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực lên ổ bụng khiến axit dạ dày rò rỉ hoặc chảy ngược trở lại.
Người bệnh béo phì có chất béo tích tụ ở cổ sẽ chặn hoặc nén đường hô hấp trên, đẩy cơ hoành lên khi nằm xuống nên gây áp lực lên phổi, làm giảm luồng không khí. Nếu không có đầy đủ luồng không khí, cổ họng sẽ xẹp xuống, mất đi hình dạng bình thường nên gây ngáy ngủ.
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, da sẽ căng ra dẫn đến hình thành các vết rạn, thường xảy ra ở vùng đùi, bắp chân, bụng. Người béo phì có vùng da ở cổ hoặc phần gập của cơ thể sẽ sạm hơn, chảy nhão do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Người béo phì suy tĩnh mạch do các mạch máu giãn nở bất thường, thành mạch suy yếu hơn, thường gặp ở nữ lớn tuổi.
Trọng lượng cơ thể tăng làm thay đổi nội tiết tố, dẫn đến mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.
Người béo phì có tỷ lệ mỡ nội tạng cao hơn gây áp lực lên các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng đến hệ tim mạch dẫn đến huyết áp cao. Huyết áp cao là tình trạng máu chảy qua động mạch với áp suất cao hơn bình thường với nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về não…
Để chẩn đoán bệnh béo phì, người bệnh nên đến bác sĩ khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe bao gồm:
Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để chẩn đoán tình trạng béo phì. Nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên là béo phì sẽ tăng nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Chỉ số BMI nên được kiểm tra ít nhất mỗi năm 1 lần để xác định các rủi ro về sức khỏe, có phương pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp. (4)
Dưới đây là bảng chỉ số BMI theo đánh giá tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức y tế thế giới) và IDI & WPRO dành riêng cho người châu Á bao gồm:
Phân loại | WHO BMI (Kg/m²) | IDI & WPRO BMI (Kg/m²) |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 30 – 34.9 | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | 35 – 39.9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |
Người trưởng thành béo phì nếu có quá nhiều mỡ quanh bụng, tiêu chuẩn xác định béo bụng trung tâm khi vòng bụng ở nam trên 90cm và vòng bụng ở nữ trên 80cm.
Các bài kiểm tra khác để chẩn đoán chính xác hơn về lượng mỡ trong cơ thể, vị trí mỡ trong cơ thể như: so sánh eo với hông, quét hấp thụ X quang năng lượng kép (DEXA), kiểm tra độ dày nếp gấp da, siêu âm , chụp CT hoặc MRI.
Có nhiều tác hại của béo phì đối với cơ thể, người bệnh nên lưu ý như:
Điều trị béo phì nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm cân hiệu quả, an toàn cho sức khỏe như:
Tùy vào cân nặng và thể trạng của từng người bệnh mà có sự thay đổi chế độ ăn uống khác nhau bằng việc cắt giảm khẩu phần ăn hoặc giảm các bữa ăn nhẹ. Hạn chế đồ ngọt, chất béo và nên bổ sung rau, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu ít chất béo nhưng giàu chất xơ, dưỡng chất khác để cơ thể nhanh no dù ăn ít calo hơn. Nên ăn các loại cá giàu axit béo omega-3 tốt cho tim mạch ít nhất 2 lần/tuần như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… Tránh ăn cá chiên nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, nên chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa cũng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể như: bơ, dầu hạt cải, ô liu, đậu phộng.
Tăng cường hoạt động với các bài tập thể dục giúp hiệu quả trong việc giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp. Mỗi ngày nên dành 30 phút để giúp cơ thể giảm cân, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Phương pháp trị liệu tâm lý giúp điều chỉnh lại não bộ, suy nghĩ tích cực hơn, quản lý căng thẳng để giúp cải thiện cân nặng.
Tùy vào tình trạng bệnh béo phì của mỗi người khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị béo phì khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ khám để có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả, an toàn.
Nếu người bệnh béo phì độ III, bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật để giảm béo, làm thay đổi hệ thống tiêu hóa, hạn chế số lượng calo cơ thể hấp thụ hoặc sử dụng, thay đổi nội tiết tố của hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cảm giác đói.
Nên khám sức khỏe để kiểm tra chỉ số BMI ít nhất 1 lần/năm. Nếu chỉ số BMI cao hơn là cơ thể tăng thêm mỡ. Dù chỉ số BMI cao hơn vẫn nằm trong phạm vi lành mạnh nhưng việc tăng cân do chất béo vẫn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì. Việc tầm soát béo phì định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng tăng cân của cơ thể để quản lý cân nặng phù hợp, tránh nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ giúp tầm soát, điều trị bệnh béo phì để người bệnh giảm cân hiệu quả, an toàn, cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn, ngừa các bệnh liên quan đến béo phì. Tại đây, các bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn sâu sẽ đồng hành cùng người bệnh trong việc thăm khám, lên phác đồ điều trị béo phì đến khi hồi phục, ổn định sức khỏe.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Người nên kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Nếu có những dấu hiệu béo phì, người bệnh nên đến bác sĩ khám sớm để tầm soát bệnh giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến béo phì gây hại đến sức khỏe.