Hiện thế giới có 2,1 tỷ người bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng trên 30% dân số, dự kiến năm 2030 sẽ tăng lên 50% dân số. Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì cũng càng tăng nhanh, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành hiện nay là 6,6%. Ngoài phụ nữ, trẻ em thì nam giới cũng béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị béo phì nam giới như thế nào?
Béo phì ở nam giới là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây nguy cơ cho sức khỏe khi chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 30kg/m2 ở người phương Tây, trong khi ở người châu Á, béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2. Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI cũng rất đơn giản.
BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao được tính bằng m và cân nặng được tính bằng kg.
Béo phì khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính, nghiêm trọng như: bệnh tim, bệnh tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, viêm khớp và một số loại ung thư.
Béo phì nam, nữ thường được phân biệt dựa trên sự phân bổ mỡ.
Béo phì “Androide” thường được gọi là béo phì trung tâm: thân hình “quả táo” mỡ phân bố ở thân, phần trên cơ thể, xung quanh vùng bụng (thường gặp ở nam)
Béo phì “gynoide” thường được gọi béo phì ngoại vi: thân hình “quả lê”, tích tụ mỡ ưu thế quanh hông, đùi và mông (thường gặp ở nữ).
Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa ở các loại béo phì khác nhau. Béo phì “Androide” thường gặp ở nam giới tích tụ nhiều mỡ nội tạng hơn, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hay tăng đề kháng insulin dẫn đến đái tháo đường type 2. Trong khi tỷ lệ cao béo phì “gynoide” ít liên quan đến các bệnh tim mạch. Sau giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ chuyển tích tụ chất béo hơn ở nội tạng gây béo phì Androide làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Có nhiều nguyên nhân đàn ông béo phì bao gồm:
Khi ít vận động sẽ tích tụ nhiều chất béo trong cơ thể. Vận động nhiều cơ thể sẽ giảm chất béo, mỡ thừa nên tập luyện những môn thể thao mình yêu thích, đi bộ ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày để có một thân hình cân đối.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức tiêu hao năng lượng khác nhau, dù lượng thức ăn tiêu thụ không thay đổi. Có khoảng 60% nam từ 30 – 54 tuổi béo phì, 73% từ 55 – 74 tuổi.
Béo phì cũng do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người thân bệnh béo phì thì các thành viên khác cũng có khả năng cao bị béo phì. Trong gia đình có nhiều người béo phì sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống chung của toàn gia đình.
Chế độ ăn kiêng không hợp lý sẽ khiến cơ thể gầy đi rất nhanh nhưng cũng dễ dàng tăng cân quay trở lại. Vì sau khi ăn kiêng sẽ ăn nhiều những món đồ mà mình thích. Việc ăn kiêng hà khắc làm thay đổi thói quen cũ nhưng thậm chí dễ gây phản tác dụng. Vì vậy, nên điều chỉnh chế độ ăn kiêng theo nhu cầu thực tế của mỗi người theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Vấn đề về hoocmon như: rối loạn hoocmon cũng là nguyên nhân gây tăng cân ở nam.
Ngoài ra tăng cân còn do rối loạn tâm sinh lý như: stress, trầm cảm… khiến ăn uống nhiều.
Việc ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhanh, ít vận động… nguồn năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng tế bào mỡ.
Ăn nhiều, ăn vặt, ăn ngay cả khi chưa đói sẽ làm tăng lượng tế bào mỡ. Do đó, nên lắng nghe cơ thể của chính mình, ngừng ăn khi đã cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể.
Bỏ thuốc lá sẽ giúp tăng cân rất nhanh. Vì chất nicotin trong thuốc lá làm tăng tốc độ trao đổi chất, tăng lượng calo mà cơ thể sử dụng khi nghỉ ngơi khoảng 7% – 15%. Không có thuốc lá, cơ thể sẽ đốt cháy thức ăn chậm hơn.
Thuốc lá làm giảm sự thèm ăn nên khi bỏ hút thuốc sẽ cảm thấy đói hơn.
Hút thuốc là một thói quen, sau khi cai thuốc lá dễ gây thèm ăn thực phẩm có hàm lượng calo cao để thay thế thuốc lá.
Sau đây là một số triệu chứng béo phì nam giới, người bệnh cần nhận biết sớm để cải thiện, tránh nguy cơ bệnh tật như:
Để chẩn đoán béo phì ở nam giới, bác sĩ thường sẽ khám sức khỏe và cho người bệnh thực hiện 1 số xét nghiệm bao gồm:
Có nhiều cách điều trị đàn ông bị béo phì, bao gồm:
Nguyên tắc giảm ăn với lượng calo hấp thụ ít hơn nhu cầu sử dụng, để cơ thể huy động năng lượng từ mô mỡ để đạt được mục đích giảm cân. Bệnh nhân được khuyến khích giảm năng lượng nạp vào 500 kcal/ngày
Người béo phì nên giảm ăn theo cách giảm carbohydrate nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không nên nhịn ăn để giảm cân vì sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh nên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống giảm cân tốt hơn.
Hoạt động thể chất sẽ tăng sử dụng năng lượng dự trữ ở mô mỡ nên giúp giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó, vận động sẽ giúp giảm lipid máu, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp.
Hoạt động thể chất nên được thực hiện trong khoảng 30 phút trở lên, từ 5 – 7 ngày một tuần, để ngăn ngừa tăng cân và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bài tập vận động, cường độ vận động sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Điều trị bằng thuốc thường có thể được xem xét cho những người có bệnh đi kèm liên quan đến cân nặng, những người không đạt được mục tiêu giảm cân (giảm ít nhất 5% tổng trọng lượng cơ thể tại thời điểm ba đến sáu tháng) với sự can thiệp lối sống toàn diện. Quyết định bắt đầu điều trị bằng thuốc nên được cá nhân hóa và đưa ra sau khi đánh giá cẩn thận các rủi ro và lợi ích của tất cả các lựa chọn điều trị béo phì. Việc lựa chọn thuốc chống béo phì phụ thuộc vào bệnh đi kèm của bệnh nhân nhưng cũng tính đến sở thích của bệnh nhân. Đối với hầu hết bệnh nhân, chất chủ vận glucagon-like peptide 1 (GLP-1) (ví dụ: semaglutide. liraglutide) là liệu pháp dược lý đầu tay được ưu tiên. Các lựa chọn khác bao gồm phentermine-topiramate, orlistat, bupropion-naltrexone và phentermine.
Nếu béo phì gây hạn chế sinh hoạt ở người quá béo phì sẽ áp dụng một số biện pháp điều trị đặc biệt như:
Một số cách phòng ngừa béo phì nam giới bao gồm:
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố, béo phì do rối loạn nội tiết tố,… Bệnh viện còn trang bị nhiều máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu, Mỹ giúp người bệnh chẩn đoán chính xác, điều trị nhanh chóng, sớm hồi phục.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Béo phì nam dễ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe như: bệnh tim, bệnh tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, viêm khớp, một số loại ung thư,… Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám ngay khi phát hiện béo phì để được kiểm tra huyết áp, lipid máu, glucose máu, acid uric,… giúp phát hiện sớm biến chứng béo phì, có phương pháp điều trị sớm.