Đặt ống thông tiểu là một thủ thuật y tế được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh về thận. Dù không phải phương pháp điều trị mới nhưng nhiều người vẫn mơ hồ với thủ thuật y tế này. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp đặt ống thông tiểu, những trường hợp cần thiết phải thực hiện thủ thuật này và những thông tin hữu ích liên quan.
Đặt ống thông tiểu là phương pháp đặt ống thông (1 ống rỗng) để đưa nước tiểu từ bàng quang và dẫn đến một túi dẫn lưu. Ống thông tiểu có nhiều kích cỡ và chủng loại. Chúng thường được làm từ nhựa, cao su (PVC), silicone.
Nếu bàng quang bị ứ đọng nước tiểu do bất kỳ nguyên nhân gì, lâu ngày dần dẫn đến suy thận hoặc tổn thương thận vĩnh viễn. (1)
Người bệnh dùng ống thông tiểu cho đến khi chức năng tự đi tiểu. Người già, người bị thương tật hoặc bệnh nặng có thể phải sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.
Đặt ống thông tiểu giúp người bệnh có thể đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài khi không thể đi tiểu tự nhiên. Ngoài ra, bác sĩ còn dùng ống thông tiểu để làm sạch bàng quang trước hoặc sau khi phẫu thuật, giúp thực hiện một số xét nghiệm nhất định. (2)
Bác sĩ có thể chỉ định đặt sonde tiểu (ống thông tiểu) trong một số trường hợp như sau:
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật điều trị được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về thận, phẫu thuật,… nhằm dẫn lưu nước tiểu, làm trống bàng quang. Thủ thuật này được thực hiện tại bệnh viện có bác sĩ chuyên về đường tiết niệu.
Đây là thủ thuật xâm lấn nên có thể xuất hiện một số rủi ro như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) nhưng điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Ống thông tiểu sử dụng càng lâu, nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Chấn thương niệu đạo, chấn thương bàng quang,…
Cho nên khi đặt ống tiểu các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh, đảm bảo ống thông tiểu được đặt đúng cách, bảo trì và sử dụng trong thời gian nhất định, hạn chế thấp nhất rủi ro.
Đặt ống thông tiểu thường được chỉ thực hiện để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau khi phẫu thuật, hỗ trợ điều trị một số bệnh:
Việc đặt ống thông tiểu có thể chỉ tạm thời và được lấy ra khi bàng quang rỗng. Ngoài ra, trong một số tình huống, bác sĩ có thể quyết định để ống thông tiểu cố định trong thời gian dài, từ vài tuần đến vài ngày hoặc đến khi người bệnh có thể đi tiểu tự nhiên.
Đặt ống tiểu không được phép thực hiện với trường hợp sau:
Ống thông tiểu ngắt quãng được đưa vào và rút ra khi lấy hết nước tiểu trong bàng quang. Quá trình này được thực hiện nhiều lần trong ngày, trong thời gian vừa đủ để dẫn lưu bàng quang, sau đó được rút ra.
Ống thông vô trùng thường được bôi trơn trước để cảm giác khó chịu khi đưa vào cơ thể. Một đầu của ống thông được để hở để dẫn nước vào bồn cầu hoặc được gắn vào túi đựng nước tiểu. Đầu kia được dẫn qua niệu đạo, đi vào bàng quang và nước tiểu bắt đầu chảy ra.
Khi nước tiểu ngừng chảy, ống thông có thể được rút ra. Mỗi lần thực hiện đặt ống thông tiểu ngắt quãng bác sĩ sẽ sử dụng ống mới, hiện nay có sản phẩm thông tiểu ngắt quãng sử dụng nhiều lần, sau mỗi lần sử dụng thông tiểu được xử trí và ngâm vào dung dịch bảo quản.
Ống thông tiểu liên tục được đưa vào giống như ống thông tiểu gián đoạn. Nhưng ống thông tiểu liên tục được giữ trong bàng quang, không cần thay mới mỗi ngày. Những loại ống thông này thường được gọi là ống thông Foley, thời gian lưu thông tiểu tùy theo bệnh lý và môi trường sống, tình trạng vệ sinh của từng bệnh nhân, thời gian lưu tối đa 60 ngày (nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông là # 30%)
Nước tiểu được dẫn ra ngoài qua một ống nối với túi đựng nước tiểu, túi này có thể được buộc vào bên trong chân bệnh nhân hoặc gắn vào giá đỡ trên sàn. Các ống thông tiểu liên tục có thể được trang bị một van. Van được mở để nước tiểu thoát vào bồn cầu, sau đó đóng lại.
Dẫn lưu bàng quang trên mu là phương pháp đặt ống thông tiểu tại chỗ. Thay vì được đưa vào qua niệu đạo, ống thông được đưa vào qua một lỗ trên bụng, đi trực tiếp vào bàng quang. Quy trình này được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tại chỗ.
Ống thông trên xương mu được sử dụng khi niệu đạo bị tổn thương, hẹp niệu đạo, thất bại khi đặt thông tiểu, sau phẫu thuật chấn thương bàng quang phức tạp, áp xe tuyến tiền liệt, hoặc khi ai đó không thể sử dụng thông tiểu ngắt quãng,… Ống thông có thể được cố định vào một bên cơ thể và được gắn 1 đầu vào túi thu nước tiểu buộc ở chân.
Ngoài ra, ống thông tiểu xương mu có thể gắn van đóng/mở, giúp chủ động trong việc xả nước tiểu. Loại ống thông này thường được thay mới từ 4 – 8 tuần/1 lần.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nam: Quy trình và lưu ý
Sau khi đặt ống thông tiểu, người bệnh nên hỏi bác sĩ khi nào mình có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày như đi làm, tập thể dục, bơi lội, quan hệ tình dục bình thường,… Với trường hợp cần sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài, người chăm sóc bệnh nhân trước khi xuất viện sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách tháo lắp, thay thế và chăm sóc ống thông tiểu tại nhà. Việc này đảm bảo bệnh nhân và người chăm sóc có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện việc này đúng cách và an toàn.
Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu sau khi đặt ống thông tiểu người bệnh có một số biểu hiện:
Trong quá trình chăm sóc ống thông tiểu ở nhà, cần lưu ý những điểm sau:
Với những trường hợp phải đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, người chăm sóc cần chú ý:
Khi đặt ống thông tiểu có thể khiến bệnh nhân thấy đau, khó chịu phần dưới nhưng cảm giác này sẽ giảm dần, biến mất sau thời gian ngắn.
Tùy theo phương pháp và loại ống thông tiểu người bệnh sử dụng bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể về thời gian thay ống. Thời gian thay ống thông 2- 8 tuần/1 lần đối với bệnh nhân đặt ống thông tiểu liên tục, hoặc dẫn lưu bàng quang ra da.
Các bác sĩ sẽ thăm khám, tiến hành một số xét nghiệm nếu cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật đặt ống thông tiểu, cho nên khó có thể xác định chính xác thời gian tiến hành thủ thuật này.
Đặt ống thông tiểu tại Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bệnh viện trang bị máy móc hiện đại, tiên tiến, chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, nhanh chóng giúp bạn khắc phục các tình trạng bệnh lý về đường tiểu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đặt ống thông tiểu giúp làm trống bàng quang và ngăn suy thận. Tùy theo tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng ống thông ngắn hạn hoặc dài hạn. Mặc dù ống thông tiểu rất hữu ích nhưng chúng cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nếu chúng không được làm sạch hoặc xử lý đúng cách. Thăm khám thường xuyên để theo dõi và can thiệp kịp thời các rủi ro khi đặt ống thông tiểu để bảo vệ sức khỏe là điều luôn cần thiết.