TS.BS LÂM VĂN HOÀNG

TS.BS LÂM VĂN HOÀNG

Trưởng khoa Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Hơn 30 năm thực hành khám bệnh và điều trị, với sự học hỏi liên tục và nghiên cứu khoa học, tham gia báo cáo nhiều đề tài khoa học trong các hội nghị chuyên ngành nội khoa và Nội tiết trong và ngoài nước, TS.BS Lâm Văn Hoàng là một trong các bác sĩ có uy tín về  lĩnh vực Nội tiết – Đái tháo đường  tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước.

Khởi đầu tốt nghiệp  năm 1990 và sau đó với quá trình thực hành tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chuyên ngành Nội tiết trải qua các vị trí công việc: Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, Tổng Thư ký Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP.HCM và cũng tham gia giảng dạy Khoa Y Đại Học Quốc gia, Trưởng nhóm Nội tiết của Đại học Nguyễn Tất Thành. 

Với chuyên môn vững vàng, dày dạn kinh nghiệm, TS.BS Lâm Văn Hoàng đã có các đóng góp có ý nghĩa trong khoa học như: tham gia xây dựng các các chương trình khoa học của Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, chương trình khoa học của bệnh viện và của Hội, tham gia chương trình soạn thảo các hướng dẫn điều trị về các bệnh lý đái tháo đường & nội tiết của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cũng như các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. 

Bên cạnh các kinh nghiệm điều trị về đái tháo đường, việc điều trị các bệnh lý nội tiết chuyên sâu như bệnh lý tuyến yên, tuyến thượng thận, chậm tăng trưởng chiều cao, béo phì, bệnh lý tuyến giáp cũng là lĩnh vực TS.BS Lâm Văn Hoàng cùng một số ít đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và thực hành đặc biệt chậm tăng trưởng chiều cao và béo phì là mối quan tâm lớn hiện nay của cá nhân và gia đình. 

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

Khám và điều trị bệnh Nội tiết – Đái tháo đường: bệnh tiểu đường, tuyến giáp (viêm giáp, bướu giáp – còn gọi bướu cổ, bướu cổ đa nhân, cường giáp, suy giáp), u tuyến yên, suy tuyến thượng thận, chậm tăng trưởng chiều cao, béo phì thừa cân… cùng hàng loạt các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máy đo đường huyết liên tục sử dụng như thế nào? Ai cần dùng?

Người bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm đột ngột có thể ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần dùng máy đo đường huyết liên tục để theo...

Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi 30 giây trôi qua, thế giới có thêm một người đái tháo đường bị cắt cụt chân. Chưa kể, 2% người bệnh nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến biến chứng loét bàn chân đái tháo đường. Khoảng 60% người...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM