Chụp X quang tràn dịch màng phổi giúp bác sĩ đánh giá mức tràn dịch màng phổi với độ chính xác cao. Dựa vào kết quả chụp X quang tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về những tổn thương hoặc bệnh lý liên quan đến phổi.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia của Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Trong những trường hợp nghi ngờ có tràn dịch màng phổi, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định chụp X quang tràn dịch màng phổi. Vậy, quy trình chụp X quang tràn dịch màng phổi ra sao? Giúp chẩn đoán bệnh gì?
Chụp X quang tràn dịch màng phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia bức xạ để tạo nên hình ảnh giải phẫu giúp bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng phổi của người bệnh. Lượng bức xạ được sử dụng khi chụp X quang không đáng kể, vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Trên phim chụp X quang, tình trạng tràn dịch màng phổi thể hiện dưới dạng hình mờ ở đáy phổi, mất góc sườn hoành, giãn các khoang liên sườn, … và tim, trung thất bị đẩy sang đối diện trong trường hợp tràn quá nhiều dịch màng phổi.
Thông qua hình ảnh tràn dịch màng phổi trên phim X quang, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của các bộ phận như tim, xương sườn, cơ hoành, các động mạch lớn… để tìm ra dấu hiệu bất thường. Ưu điểm của kỹ thuật chụp X quang tràn dịch màng phổi bao gồm:
Nhiều người bệnh lo lắng tia bức xạ gây hại cho sức khỏe trong quá trình chụp X quang. Tuy nhiên, lượng tia bức xạ sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh chỉ được thực hiện chụp X quang tràn dịch màng phổi nói riêng và chụp X quang nói chung khi có chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, tần suất tiếp xúc với tia X của người bệnh (số lần và khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang) sẽ được bác sĩ kiểm soát, cân nhắc ở mức an toàn.
Tràn dịch màng phổi xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng ở khoang màng phổi, giữa các lớp màng phổi. Thông thường, dịch màng phổi ở mức 10 – 20 ml với thành phần tương tự như huyết tương nhưng có lượng protein thấp hơn; dàn trải thành lớp mỏng trên màng phổi. Dịch màng phổi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di động giữa thành ngực và phổi. Dịch màng phổi từ hệ thống mao mạch ở màng phổi lá thành đi vào khoang màng phổi, được tiếp tục dẫn lưu qua các lỗ và mạch bạch huyết của màng phổi lá thành, cuối cùng chảy vào tâm nhĩ phải.
Tràn dịch màng phổi sẽ được phát hiện khi người bệnh thực hiện chụp X quang tràn dịch màng phổi, chọc dò/phân tích dịch màng phổi theo chỉ định của bác sĩ. Tràn dịch màng phổi có 2 loại:
Trong đó, nếu tình trạng tràn dịch màng phổi dịch thấm không có triệu chứng, người bệnh có thể được theo dõi mà không cần điều trị. Nếu có triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò, bóc, dẫn lưu màng phổi hoặc phối hợp các biện pháp trên để điều trị.
Chụp X quang tràn dịch màng phổi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý về phổi, tim mạch… Cụ thể như sau:
Trong cơ thể người, các mô có độ dày khác nhau. Mỗi cấu trúc của từng mô trên cơ thể cho phép một lượng tia bức xạ khác nhau đi qua. Chẳng hạn như xương có cấu trúc dày, không cho phép nhiều tia bức xạ đi qua nên hiển thị màu trắng trên hình ảnh X quang. Trong khi đó, phổi là mô mềm cho phép nhiều tia bức xạ đi qua hơn vì vậy sẽ hiển thị vùng màu xám trên hình ảnh X quang. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh giải phẫu trên phim chụp X quang để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bị bệnh tràn dịch màng phổi.
Quy trình chụp X quang tràn dịch màng phổi diễn ra đơn giản, nhanh chóng, người bệnh chỉ cần tuân thủ một vài lưu ý từ bác sĩ để nhận được kết quả chính xác. Những điều lưu ý trước khi chụp X quang mà người bệnh cần tuân thủ bao gồm:
Người bệnh có thể được bác sĩ chụp X quang yêu cầu mặc áo choàng y tế chuyên dụng. Quy trình chụp X quang tràn dịch màng phổi bao gồm:
Trong quá trình chụp X quang, người bệnh cần giữ yên và nín thở theo yêu cầu của bác sĩ. Bởi vì bất kỳ chuyển động nào, kể cả khi hít vào và thở ra không đúng lúc đều có thể làm mờ hình ảnh X quang. Thông thường, thời gian thực hiện chụp X quang tràn dịch màng phổi chỉ mất khoảng vài phút.(2)
Thông thường, người bệnh sẽ nhận được kết quả chụp X quang tràn dịch màng phổi trong khoảng dưới 1 giờ sau chụp. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp khẩn cấp (ví dụ như cấp cứu người bị tai nạn giao thông), kết quả chụp X quang tràn dịch màng phổi sẽ được cung cấp sớm nhất có thể.
Sau khi quá trình chụp X quang kết thúc, nếu kết quả chưa rõ, người bệnh cần chụp lại để chọn được hình ảnh tốt. Từ hình ảnh chụp X quang này, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá tình trạng phổi và quan sát những bất thường, sau đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Nếu sau khi chụp X quang phổi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau đây, người bệnh cần quay lại bệnh viện để được thăm khám:
Bên cạnh kỹ thuật chụp X quang tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, thăm hỏi về các triệu chứng hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác (siêu âm, chụp MRI…) để đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Trong 1 lần chụp X quang phổi, lượng tia bức xạ X được sử dụng rất ít nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Đối với người bệnh là trẻ em, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng lượng tia X thấp hơn để giảm thiểu rủi ro.(1)
Với phụ nữ đang mang thai, sự phơi nhiễm phóng xạ sẽ tác động, gây hại ở mức độ nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, chụp X quang nói chung và chụp X quang tràn dịch màng phổi nói riêng chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Mặc dù lượng bức xạ khi chụp X quang tràn dịch màng phổi không đáng kể. Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tiếp xúc với tia bức xạ X tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên nguy cơ này rất ít và hiếm gặp. Nếu người bệnh vẫn còn lo lắng về rủi ro tia bức xạ X ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Chụp X quang tràn dịch màng phổi có chi phí bao nhiêu là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Bộ Y tế, chi phí tối thiểu để chụp X quang phổi ở mức 95.000 VNĐ/lần. Tuy nhiên tùy vào từng cơ sở y tế, chi phí cho 1 lần chụp X quang màng phổi sẽ có sự chênh lệch. Thông thường mức giá sẽ cao hơn so với chi phí tối thiểu mà Bộ Y tế quy định. Sự chênh lệch về mức chi phí này phụ thuộc vào cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị và chất lượng dịch vụ tại từng bệnh viện.
Hiểu rõ vai trò quan trọng của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư lớn vào hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trên thế giới, trong đó có hệ thống chụp X-quang treo trần kỹ thuật số cao cấp. Trung tâm còn quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành với kinh nghiệm dày dặn, mang đến dịch vụ chẩn đoán hình ảnh tối ưu cho người bệnh.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, kết quả chụp X quang tràn dịch màng phổi sẽ phản ánh tình trạng tràn dịch màng phổi và các tổn thương khác liên quan đến phổi, tim mạch… Để biết thêm thông tin về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Mọi người nên chọn thăm khám và chụp X quang tại cơ sở y tế uy tín để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.