//= SITE_URL ?>
Chụp cộng hưởng từ (MRI) không sử dụng tia X, vì vậy người bệnh không tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng chụp cộng hưởng từ có hại không, hay tác hại của chụp MRI là gì, chụp MRI có hại cho sức khỏe không…
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán hầu hết các bệnh lý khác nhau, từ các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp đến các bệnh lý ở ổ bụng, tổn thương dây chằng, tổn thương tủy sống sụn chêm,… Khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ, nhiều người bệnh vẫn chưa biết rõ kỹ thuật này là như thế nào, cần lưu ý gì? Hay chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng gì không, chụp cộng hưởng từ nhiều có hại không?
Qua bài viết dưới đây, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh giải phẫu của người bệnh. Phương pháp chụp MRI không sử dụng tia X nhưng vẫn có thể giúp bác sĩ phát hiện ra được các bất thường của cơ thể.
Ưu điểm của kỹ thuật chụp MRI chính là đưa ra hình ảnh giải phẫu các bộ phận trên cơ thể với độ phân giải cao, chính xác và chi tiết, giúp các bác sĩ có thể dễ dàng thấy được các bất thường kể cả khi chúng ẩn sau các lớp xương. Thông qua hình ảnh sau khi chụp cộng hưởng từ, có thể chẩn đoán được các bệnh như thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, chấn thương sọ não, u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến mạch máu não, tổn thương dây chằng, các bệnh lý ở gan, bệnh lý ở tủy,…(3)
Chụp cộng hưởng từ có hại không, giúp chẩn đoán bệnh gì… là điều nhiều người quan tâm
Các ưu điểm của phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể kể đến như:
Ngày nay, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đã được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, chụp cộng hưởng từ có hại không, có gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe hay không thì không phải ai cũng biết. Do đó, vẫn còn nhiều người bệnh lo lắng khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ, không biết chụp cộng hưởng từ nhiều có hại không.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn nên không gây đau hay khó chịu trong quá trình thực hiện. Quy trình chụp MRI không mất nhiều thời gian, không có bức xạ điện từ, không sử dụng tia X nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, không hoặc ít gây tác dụng phụ.(1)
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có tác hại hay ảnh hưởng gì nguy hiểm đối với sức khỏe của kỹ thuật này được phát hiện.
Kỹ thuật chụp MRI rất an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Vậy, với phụ nữ mang thai thì sao? Chụp cộng hưởng từ có hại không? Trong khi mang thai, bạn vẫn có thể được chỉ định chụp MRI với một số lưu ý nhất định vì kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cần thông báo với bác sĩ để cân nhắc có chụp MRI hay không. Thông thường, phụ nữ mang thai chỉ chụp MRI khi thật sự cần thiết.
Ngoài ra, với phụ nữ vừa mới sinh con và đang cho con bú, chụp MRI có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng cho con bú. Các chuyên viên y tế sẽ khuyến cáo mẹ không nên cho con bú tối thiểu 1-2 ngày kể từ sau thời điểm chụp MRI.
Lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ là từ trường cao của máy có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc gây xảo ảnh nếu bên trong cơ thể bạn có các thiết bị cấy ghép bằng kim loại. Theo đó, các trường hợp cấy điện cực ốc tai, có đinh vít cố định xương gãy, đặt máy tạo nhịp tim,… cần thông báo với nhân viên y tế trước khi thực hiện chụp MRI. Thông thường, những người có đặt các thiết bị kim loại trong cơ thể sẽ được chỉ định chụp chiếu bằng một kỹ thuật khác. Hoặc có những dòng máy MRI giúp hạn chế tác hại hay xảo ảnh nếu trong cơ thể có kim loại như máy chụp MRI mở tư thế đứng G-Scan tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Do đó, bạn không cần lo lắng việc chụp MRI có hại gì không.
Hầu hết các trường hợp chụp MRI đều an toàn, không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp trước khi chụp cộng hưởng từ cần phải sử dụng thuốc tương phản – một chất có khả năng làm thay đổi tạm thời cách một số cấu trúc hay mô trong cơ thể hiển thị trên hình ảnh. Nhờ có thuốc tương phản mà hình ảnh của những vùng được lựa chọn chụp trong cơ thể hoặc các mô xung quanh sẽ được phân biệt một cách rõ ràng hơn, giúp nhân viên y tế có thể chẩn đoán các bệnh lý hay tình trạng sức khỏe của người bệnh chính xác hơn.(2)
Khi dùng thuốc tương phản, người bệnh có thể thấy một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, ngứa, cơ thể nóng bừng, co thắt dạ dày, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp… Vì vậy, với các trường hợp cần dùng thuốc tương phản, trước khi chụp cộng hưởng từ, nhân viên y tế sẽ trao đổi thông tin với bệnh nhân về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh thận.
Bệnh nhân thường sẽ được hướng dẫn ký giấy cam kết chấp nhận các tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm, bơm hoặc uống thuốc tương phản. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường rất nhẹ và không phải ai cũng gặp nên bạn không cần quá lo lắng về việc chụp cộng hưởng từ có hại không.
Nếu người bệnh gặp các vấn đề về thận, nhân viên y tế sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm để xem chức năng thận như thế nào, còn khả năng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể sau khi chụp hay không.
Để tránh các tác hại của chụp MRI (nếu có), người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình chụp. Cụ thể:
Trước khi chụp MRI có cần kiêng ăn không? Theo nguyên tắc thì người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Nếu đang sử dụng thuốc kê đơn thì bạn không cần phải dừng lại mà vẫn có thể dùng thuốc để đảm bảo yếu tố sức khỏe được ổn định.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, để việc khảo sát hình ảnh được rõ ràng hơn và giúp tránh tác hại của chụp cộng hưởng từ, chuyên viên y tế có thể yêu cầu người bệnh không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong tối đa 4 giờ trước khi chụp. Nếu cần tuân thủ quy định này, chuyên viên y tế sẽ trao đổi cụ thể nên bạn không cần quá lo lắng.
Trước khi chụp MRI, người bệnh có thể ăn uống sinh hoạt bình thường
Trong trường hợp bạn muốn chủ động tìm hiểu, hoặc muốn biết chụp cộng hưởng từ có hại không và cần chuẩn bị gì trước khi chụp thì nên chủ động hỏi chuyên viên y tế. Họ sẽ trao đổi, giải thích cụ thể về lợi ích, nguy cơ có thể xảy ra, quy trình chụp,… để bạn có thể nắm được.
Ngoài ra, chuyên viên y tế sẽ thực hiện khảo sát về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của người bệnh nhằm đảm bảo an toàn. Để hạn chế tối đa việc chụp MRI có hại cho sức khỏe, bạn sẽ được yêu cầu loại bỏ toàn bộ vật dụng kim loại có từ tính như chìa khóa, đồng hồ, trang sức, răng giả, điện thoại di động, tóc giả có móc kim loại,…, cất vào trong tủ khóa an toàn. Người bệnh cũng được thay trang phục chuyên dùng chụp MRI để tránh trường hợp trang phục thông thường có các chi tiết kim loại (thắt lưng, nút quần, khóa quần,…)
Trong khi chụp MRI thì cần lưu ý gì? Trong quá trình chụp MRI, người bệnh phải nằm trên một chiếc giường có động cơ di chuyển vào bên trong máy chụp. Lúc này, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ quan sát bạn trên màn hình theo dõi và nói chuyện với bạn bằng máy liên lạc.
Khi ở trong máy một mình, bạn nên cố gắng để giữ cố định phần cơ thể cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh để kết quả chụp MRI được rõ ràng, không bị mờ hay mất nét. Nếu nhân viên y tế có hiệu lệnh hay yêu cầu gì, nên tuân theo để quá trình chụp diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Nhân viên y tế cũng sẽ cho người bệnh sử dụng đeo nút tai để không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy quét MRI và có thể nghe hướng dẫn của nhân viên y tế rõ hơn.
Người bệnh sẽ được đeo chụp tai để tránh ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy MRI
Sau khi chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thể ăn uống, đi lại vận động như bình thường, không cần nghỉ ngơi và đặc biệt không cần lưu viện qua đêm. Kết quả chụp MRI sẽ được bác sĩ đọc và phân tích trong vài giờ đến vài ngày nên người bệnh sẽ được hẹn quay lại lấy kết quả sau (trừ các trường hợp khẩn cấp sẽ có kết quả ngay sau khi chụp).
Như vậy, với vấn đề chụp cộng hưởng từ có hại không, có mệt hay đau đớn không, cần nằm viện không thì câu trả lời là không, bạn không cần phải quá lo lắng. Sau khi chụp MRI, chỉ có một số trường hợp cụ thể như có sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê thì mới cần lưu ý. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được sử dụng cho các đối tượng có khả năng hợp tác thấp (trẻ nhỏ, bệnh nhân có tinh thần không ổn định,…). Khi đó, người bệnh cần có người thân đi cùng và không được tự lái xe về nhau sau khi chụp MRI, hoặc không nên làm các hoạt động yêu cầu có sự tỉnh táo cao (vận hành máy móc, điều khiển hệ thống,…) trong tối thiểu 24 giờ đầu tiên sau khi thuốc hết tác dụng.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu chẩn đoán bệnh cho người dân, trong đó có chụp cộng hưởng từ.
Quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tận tình, đảm bảo an toàn, giúp xua tan nỗi lo chụp cộng hưởng từ có hại không.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe, chụp MRI hay thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nhờ vào kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, nhiều bệnh lý nghiêm trọng có thể được phát hiện. Việc chụp cộng hưởng từ MRI được đánh giá có tính an toàn cao, ít để lại tác dụng phụ. Vì thế, nếu được chỉ định chụp MRI thì bạn không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, đừng để mối lo chụp cộng hưởng từ có hại không gây cản trở bạn thực hiện kỹ thuật này trong việc tầm soát, chẩn đoán bệnh.