Thay van tim hết bao nhiêu tiền là vấn đề rất nhiều gia đình quan tâm. Chi phí phẫu thuật thay van tim sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: bệnh viện, phương pháp phẫu thuật, loại van tim được sử dụng, thời gian nằm viện, biến chứng, và bảo hiểm y tế của bệnh nhân.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Trần Quốc Hoài, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Chi phí phẫu thuật thay van tim sẽ khác nhau tùy theo bệnh viện, vì mỗi ca mổ cần tiêu tốn nguồn nhân lực và vật lực, các vật tư tiêu hao cũng như cơ cấu tổ chức của mỗi cơ sở. Nhìn chung, chi phí phẫu thuật thay van tim ở bệnh viện công lập sẽ ít hơn so với cơ sở tư nhân.
Dịch vụ chăm sóc trước và sau mổ, cơ sở vật chất, giường bệnh và sự thoải mái của người bệnh và thân nhân sau mổ cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau mổ cũng như quyết định một phần chi phí cao hơn tại các cơ sở tư nhân. Thêm vào đó, bảo hiểm y tế tại cơ sở công lập sẽ có phần tốt hơn so với tư nhân vì cơ sở tư nhân phải chịu mức phí vận hành và dịch vụ cao cấp hơn.
Hiện nay, xu hướng phẫu thuật thay van tim trên thế giới đang chuyển từ phẫu thuật mổ mở kinh điển với đường mổ dài trước ngực, dần sang phẫu thuật tim ít xâm lấn hay phẫu thuật thay van tim bằng nội soi hoặc bằng robot. Các kỹ thuật này không chỉ có đường mổ nhỏ, không phải cưa xương ức, mà còn giúp người bệnh hồi phục nhanh, giảm biến chứng đáng kể sau mổ. Những tiến bộ trong kỹ thuật và hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ đắc lực cho tiến bộ này ở các cơ sở y tế. (1)
Kỹ thuật phẫu thuật càng hiện đại sẽ càng tiêu tốn nhiều thiết bị nên chi phí phẫu thuật sẽ tăng hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống từ khoảng 30-80 triệu.
Hiện nay, với sự phát triển của y học thì các loại van tim cũng được thiết kế giúp giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ của van, các nhóm van thường được sử dụng là nhóm van tim cơ học, van tim sinh học và van tim tự thân. Với mỗi loại van sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. (2)
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn van bao gồm tuổi, lối sống và các yếu tố môi trường (nghề nghiệp), nguy cơ chảy máu và đông máu liên quan thuốc chống đông máu, khả năng can thiệp lại bằng phẫu thuật hoặc can thiệp qua da, và quan trọng vẫn là quyết định của bệnh nhân.
Chính vì vậy, mức chi phí của các loại van tim sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, không phải loại van tim nào có chi phí cao cũng tốt nhất. Bởi vì ở mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ được lựa chọn loại van tim phù hợp nhất.
Bệnh nhân cũng nên tìm hiểu rõ về chi phí phẫu thuật thay van tim nhân tạo, ưu điểm và nhược điểm của các loại van tim. Nên bày tỏ nguyện vọng của mình với bác sĩ để các bác sĩ có thể xem xét và cân nhắc, đưa ra lựa chọn tối ưu cho mình.
Nhìn chung, van tim sinh học (BHV, biological heart valves) sẽ thoái hóa theo thời gian, thường khoảng 10-15 năm, do đó van sinh học được ưu tiên ở những bệnh nhân có thời gian sống dự kiến ngắn hơn tuổi thọ của van hoặc có các bệnh khác đi kèm có thể cần phẫu thuật sau này và ở những người có nguy cơ cao bị chảy máu.
Van tim cơ học được làm từ vật liệu có độ bền cao, tuổi thọ van có thể kéo dài hơn 20 năm. Đây được xem là loại van tim thay thế bền nhất hiện tại. Theo Hội Tim mạch châu Âu và Hội Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực châu Âu (ESC/EACTS), van tim cơ học được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp:
Tuy nhiên, sau khi thay van tim cơ học, người bệnh sẽ đối mặt nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn van nếu không tuân thủ nghiêm ngặt thuốc chống đông máu. Nghĩa là với van tim cơ học còn trong cơ thể, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời.
Trường hợp phụ nữ có ý định mang thai, bác sĩ sẽ cân nhắc không lựa chọn van cơ học. Vì nếu dùng thuốc chống đông máu trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, kể cả nguy cơ băng huyết sau sanh cũng sẽ cao hơn.
Về chi phí thay van, van tim cơ học được xem là sự lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân vì giá thành hợp lý. Nhất là những người còn trẻ tuổi thì có thể chọn loại van tim này, vừa phù hợp về giá cả, vừa có thể sử dụng lâu dài, hạn chế được việc phải thay lại van sau này. Chi phí thay van tim cơ học tùy theo hãng sản xuất, phí dịch vụ của cơ sở điều trị. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở phẫu thuật tim để được tư vấn cụ thể hơn.
Chi phí thay van tim sinh học cao hơn van tim cơ học do van tim cơ học có giá cao hơn. Ngoài ra tổng chi phí cho cuộc mổ còn phụ thuộc vào dịch vụ của từng bệnh viện, thời gian nằm hồi sức sau mổ… Người bệnh nên đến cơ sở y tế có dịch vụ thay van tim hoặc liên hệ qua Tổng đài của đơn vị đó để được tư vấn cụ thể. (3)
Một trong những lý do khiến van sinh học có giá cao hơn nhiều so với van cơ học là vì thiết kế và xử lý lá van cho phù hợp sinh lý cơ thể người tránh sự đào thải. Sau khi phẫu thuật thay van sinh học, người bệnh chỉ cần dùng thuốc chống đông máu trong khoảng 3 tháng đầu.
Vì van tim sinh học có cấu trúc như van thật của người bệnh nên sau khi thay van, sẽ ít gây hình thành cục máu đông trên cấu trúc van. Đây là một ưu điểm vượt trội, giúp bệnh nhân không cần uống thuốc chống đông máu suốt đời như khi thay tim cơ học, tránh nguy cơ xuất huyết. Đặc biệt, đối với van ghép đồng loài có độ kháng khuẩn cao, tương thích sinh học tốt, sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng và thải ghép sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, van tim sinh học cũng có một số nhược điểm như:
Theo Hội Tim mạch châu Âu và Hội Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực châu Âu (ESC/EACTS), van tim cơ học được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp:
Dùng vật liệu tự thân để tái tạo lại van tim (thường là màng ngoài tim của người bệnh) để thay thế vào phần van tim bị tổn thương là một phương pháp hiện đại, khó thực hiện, đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phẫu thuật cao, nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cơ chế bệnh của van và dòng máu đi qua van, đồng thời cơ sở vật chất, kỹ thuật phải hiện đại, đáp ứng đầy đủ mới có thể thực hiện tốt được.
Để thực hiện phẫu thuật tái tạo van tim tự thân, bác sĩ sẽ lấy màng ngoài tim của chính người bệnh, xử lý bằng hóa chất, cắt xén tạo hình thành lá van tim tương ứng. Sau đó, khâu trực tiếp vào vòng van tự nhiên của người bệnh. Nhờ đó mà dòng máu qua van thuận lợi, tự nhiên hơn, ít bị cản trở hơn so với thay van cơ học hay van sinh học.
Van tự thân là loại van thay thế có chi phí cao nhất trong ba loại van tim nhân tạo:
Với những ưu điểm trên, mức chi phí của van tim tự thân cũng sẽ cao hơn, nhưng lại đem đến cho bệnh nhân nhiều lợi ích như van sinh học. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa van và mất chức năng van như van tim sinh học, và có thể sẽ phải phẫu thuật thay van lại trong tương lai.
Chính vì vậy, bệnh nhân và người thân nên tìm hiểu rõ về ưu, nhược điểm của từng loại van tim nhân tạo, biết được giá thay van tim để có thể cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp.
Đặc điểm | Van tim sinh học | Van tim cơ học |
Tuổi thọ của van | Khoảng 10-15 năm | >20 năm, tùy vào mức độ tuân thủ thuốc kháng đông của người bệnh |
Sử dụng thuốc kháng đông trọn đời | Không | Bắt buộc |
Nguy cơ chảy máu | Thấp | Cao |
Ở người bệnh có chống chỉ định thuốc kháng đông | Ưu tiên sử dụng, đặc biệt phụ nữ mang thai | Không ưu tiên |
Ở người trẻ | Không ưu tiên | Ưu tiên lựa chọn |
Người bệnh đã có van cơ học trước đó | Không ưu tiên | Lựa chọn hàng đầu |
Người lớn tuổi, có bệnh nền như ung thư, bệnh thận đang lọc | Ưu tiên sử dụng | Không ưu tiên |
Bệnh nhân có van cơ học, nhưng có biến chứng huyết khối tắc nghẽn cần mổ lại | Ưu tiên sử dụng | Không ưu tiên |
Thời gian nằm viện và biến chứng sau phẫu thuật thay van tim cũng là yếu tố cần cân nhắc vì sẽ làm tăng đáng kể chi phí điều trị sau phẫu thuật thay van tim. Người bệnh sẽ đối mặt có nguy cơ phẫu thuật cao nếu thuộc nhóm sau:
Những biến chứng thường gặp sau mổ tim như:
Nếu người bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế thì chi phí cho cuộc phẫu thuật thay van tim sẽ được giảm bớt. Mức tối đa bên bảo hiểm y tế chi trả cho phẫu thuật thay van tim nhân tạo tùy theo mức bảo hiểm của người bệnh, số năm người bệnh tham gia đóng bảo hiểm y tế, loại bảo hiểm người bệnh tham gia…
Bệnh nhân cần liên hệ bệnh viện dự định thay van để được tư vấn cụ thể về chi phí được thanh toán bảo hiểm y tế. Để được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả một phần chi phí thay van tim nhân tạo, bệnh nhân cần có thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện nếu có, và các hóa đơn thanh toán toán ở bệnh viện, giấy xuất viện.
Một phẫu thuật thay van tim nhân tạo có chi phí không nhỏ. Trong khi đó, không phải người bệnh nào cũng đủ khả năng chi trả cho những loại van tim đắt nhất. Lúc này, có được sự hỗ trợ thêm từ khoản bảo hiểm y tế sẽ giúp nhiều bệnh nhân yên tâm điều trị hơn.
Tổng chi phí cho một cuộc phẫu thuật thay van tim nhân tạo sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các khoản:
Trên thực tế, ngoài khoản chi phí mua van tim nhân tạo, người bệnh còn cần phải tính đến các khoản khác như:
Do đó, với mỗi ca phẫu thuật thay van tim nhân tạo, tổng chi phí sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào từng loại van tim nhân tạo, riêng đối với thay van động mạch chủ thì sẽ có giá cao hơn.
Trường hợp có bảo hiểm y tế thì chi phí sẽ được hỗ trợ giảm khoảng 50 – 80 triệu tùy theo từng bệnh viện. Tuy nhiên, để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn thì cần dự trù khoản chi phí và lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp. (4)
Tỷ lệ thành công của một cuộc phẫu thuật thay van tim nhân tạo cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước đây, khi kỹ thuật trong y học và gây mê hồi sức còn chưa hoàn thiện thì tỷ lệ thành công của ca mổ thay van tim khoảng 60 – 70%. Nhưng ngày nay thì y học phát triển vượt bậc, kỹ thuật hiện đại, nhiều máy móc thiết bị tiên tiến giúp hỗ trợ cho việc chẩn đoán và phẫu thuật chính xác hơn. Đồng thời, sự phát triển của các phương pháp điều trị, phẫu thuật giúp tăng tỷ lệ thành công hơn, nhất là trong các phẫu thuật bệnh lý tim mạch.
Hiện nay, tỷ lệ thành công thay van tim nhân tạo đã được tăng lên đến 92 – 95%, nâng cao khả năng sống còn cho người bệnh. Tuy nhiên, về kết quả phẫu thuật thay van tim ở từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau do: mức độ van tim bị hư hỏng, bệnh van tim có gây tổn thương tim không hồi phục chưa, các bệnh lý khác đi kèm, và thể trạng của người bệnh,…
Sau phẫu thuật thay van tim nhân tạo, người bệnh còn cần uống thuốc chống đông máu trong một thời gian. Nhất là đối với thay van tim cơ học thì việc tuân thủ dùng thuốc chống đông máu suốt đời góp một phần không hề nhỏ cho sự lâu bền của van tim.
Nhưng nhiều bệnh nhân lại xem nhẹ việc uống thuốc sau phẫu thuật, uống không đều đặn hoặc không theo chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm giảm hiệu quả phục hồi, nguy cơ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của van tim nhân tạo và phải tái phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê và đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sát sao và kịp thời xử lý nếu có vấn đề xảy ra.
Thay van tim không phải là sự lựa chọn hàng đầu dành cho tất cả những bệnh nhân gặp vấn đề về van tim. Sẽ có những trường hợp cần thay tim nhân tạo ngay, nhưng cũng nhiều trường hợp người bệnh chỉ cần được điều trị bằng thuốc. Khi van tim bị tổn thương, trước tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra, làm xét nghiệm để chẩn đoán về độ nặng của bệnh van tim và đưa ra thời điểm can thiệp phù hợp cho người bệnh.
Khi van tim gặp vấn đề nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc cấu trúc van không phù hợp với phẫu thuật sửa van, thì thay van tim là lựa chọn tốt nhất. Trường hợp hẹp, hở van tim nặng, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh về phẫu thuật thay van tim nhân tạo. Khi đó, người bệnh không nên trì hoãn việc thay van tim vì nếu để chậm trễ có thể đánh mất thời điểm điều trị tốt nhất, tim bị suy sẽ không thể hồi phục hoàn toàn và biến chứng sau mổ ở các trường hợp để lâu cũng sẽ nhiều hơn.
Hiện nay, ở những bệnh viện lớn đều có thể thay van tim. Tuy nhiên, người bệnh và người thân cũng nên tìm hiểu rõ, lựa chọn bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo đầy đủ điều kiện cho ca phẫu thuật thay van tim đạt được kết quả tốt nhất. Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa điểm khám chữa bệnh được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay nhờ vào:
Thời gian tồn tại của van tim nhân tạo được bao lâu phụ thuộc vào loại van mà bệnh nhân được chỉ định để thay. Đối với van tim sinh học, tuổi thọ của van khoảng 10 – 15 năm. Sau khoảng thời gian này nếu van gặp vấn đề thì bệnh nhân có thể cần thay van mới. Đối với van tim cơ học thì thời gian tồn tại sẽ được lâu hơn, có thể nhiều hơn 20 năm.
Người bệnh sau khi phẫu thuật thay van tim sống được bao lâu được đánh giá dựa vào các yếu tố như:
Để đặt lịch khám và điều trị tại bệnh viện, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phẫu thuật thay van tim hết bao nhiêu tiền được xác định thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, bệnh nhân và người nhà nên tìm hiểu và nắm rõ về các loại van tim nhân tạo, những phương pháp phẫu thuật, chi phí thay van tim và chọn cơ sở uy tín để được tư vấn và đưa ra quyết định sớm và phù hợp nhất.